Các bị cáo sử dụng xe máy chở nhau đi trộm cắp tài sản, sau khi lấy trộm được tài sản chúng dùng chiếc xe máy chở tài sản trộm cắp được để tẩu thoát. Trong trường hợp này chiếc xe máy đó có được coi là vật chứng của vụ án không?
Theo tinh thần quy định tại Điều 88 và Điều 303 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống hoặc người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý thì không áp dụng biện pháp tạm giam. Như vậy, nếu các bị can, bị cáo thuộc trường hợp này bỏ trốn và Cơ quan điều tra có quyết định truy nã thì khi bắt được người bị truy nã, có được áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ không?
Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được 3 ngày thì bị cáo bị chết, bản án sơ thẩm kết tội đối với bị cáo chưa có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm phải xử lý như thế nào?
Đối với vụ án có nhiều bị cáo, bị truy tố về nhiều tội khác nhau (có tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) hoặc nhiều khung hình phạt khác nhau trong cùng một tội thì việc ra quyết định tạm giam đối với từng bị cáo như thế nào? Thời gian tạm giam có thể tính theo tội danh mà trong đó có bị cáo bị truy tố về tội đặc biệt nghiêm trọng... và có thời gian chuẩn bị xét xử dài nhất được không?
Chúng tôi đang sống ở CHLB Đức, khi đọc báo thấy hai từ bị cáo, bị can. Hai người này khác nhau thế nào? Tại sao có người bị tạm giam, người không? Trong phiên tòa Năm Cam, tại sao một số người như Phạm Sĩ Chiến, Trần Mai Hạnh... không mặc áo tù như những người khác?
Cháu tôi bị anh T đánh, thương tích là 35%. Vụ án được Toà án quận xét xử đối với anh T. Gia đình tôi nhận được bản án và thấy trong phần nhận định của Toà án có ghi: Anh T được áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự và được xử dưới khung hình phạt (toà xử anh ta 4 năm tù). Gia đình tôi đã kháng cáo lên Toà án cấp phúc thẩm đề nghị xét xử tăng hình phạt đối với anh T. Qua bản án sơ thẩm, gia đình tôi chưa rõ về việc tại sao Toà án lại xử dưới khung (xử nhẹ cho bị cáo) mặc dù bị cáo chưa hề bồi thường cho gia đình tôi.
Viện kiểm sát truy tố về tội nặng, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội nhẹ hơn. Viện kiểm sát kháng nghị, người bị hại kháng cáo đề nghị tăng hình phạt. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền đổi (sửa) tội danh nặng hơn không? Nếu Tòa phúc thẩm thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội nặng hơn tội của Viện kiểm sát đã truy tố thì có được sửa tội danh và tăng hình phạt không?
Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tù cho hưởng án treo, Viện kiểm sát và người bị hại đều kháng nghị và kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm phạt tù giam đối với bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền chấp nhận kháng nghị, kháng cáo để sửa bản án sơ thẩm, xử phạt tù giam đối với bị cáo không? nếu được thì Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều luật nào của Bộ luật tố tụng hình sự?
Bị cáo trộm cắp tài sản có giá trị 2 triệu đồng, trong giai đoạn điều tra, bị cáo đã tự nguyện bồi thường 1,5 triệu đồng. Tại phiên tòa, người bị hại không yêu cầu bồi thường nốt 500.000đồng còn thiếu, Tòa án có buộc bị cáo nộp 500.000đồng này để sung công quỹ nhà nước không?
Bị cáo phạm tội khi chưa thành niên, khi xét xử thì đã thành niên. Toà án có phải triệu tập người đại diện hợp pháp và chỉ định Luật sư cho bị cáo không?