Tòa án cấp phúc thẩm có quyền chấp nhận kháng nghị, kháng cáo để sửa bản án sơ thẩm, xử phạt tù giam đối với bị cáo không?
Trước hết, hình phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt tù giam đều là hình phạt tù. Treo và giam chỉ khác nhau ở điều kiện chấp hành hình phạt. Thực ra, trong quy định của Luật hình sự không có khái niệm tù giam mà chỉ có khái niệm hình phạt tù và vì vậy án treo cũng là một hình phạt tù.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự thì "Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại nếu có kháng nghị hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại."
Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại khi có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo mà người bị hại, nguyên đơn dân sự. Điều luật không quy định được chuyển từ hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam. Ngược lại, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền "giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo" tức là có quyền sửa điều kiện chấp hành án phạt tù theo hướng giảm nhẹ.
Vấn đề đặt ra là chuyển từ phạt tù cho hưởng án treo sang phạt tù giam có phải là tăng hình phạt không? Thực chất đó chỉ là sự thay đổi về điều kiện chấp hành án chứ không phải là tăng hình phạt.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử và trong nhận thức của chúng ta đều mặc nhiên thừa nhận án treo nhẹ hơn tù giam vì hình phạt tù giam là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước đối với người phạm tội. Vì thế, trong nhiều năm qua, mặc dù Điều luật không quy định rõ Tòa án cấp phúc thẩm được quyền chuyển từ hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam nhưng các Tòa án cấp phúc thẩm vẫn sửa án theo hướng này và quan niệm mặc nhiên đó là tăng hình phạt. Việc áp dụng như vậy trong nhiều năm qua và chưa có bản án nào bị kháng nghị giám đốc thẩm. Do đó, theo chúng tôi Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có quyền áp dụng khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự sửa bản án sơ thẩm, chuyển từ hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam. Tuy nhiên, để thống nhất về nhận thức và áp dụng pháp luật, các nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung cho rõ ràng quy định này trong khoản 3 Điều 249 BLHS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?