Trường hợp nào người không công tác tại các Tòa án được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Người không công tác tại các Tòa án được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có đủ tiêu chuẩn:
+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
+ Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
- Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Lưu ý: Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định trên không quá 02 người.
Thông tin trên trả lời cho câu hỏi: Người không công tác tại các Tòa án được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong trường hợp nào?
Người không công tác tại các Tòa án được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 97 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về thủ tục phê chuẩn bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Điều 97. Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, đề nghị đưa vào chương trình kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
Như vậy, thủ tục phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, đề nghị đưa vào chương trình kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ theo quy định tại Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
Cơ cấu bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định thành lập Văn phòng; các Cục, Vụ và đơn vị tương đương trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
(1) Văn phòng;
(2) Cục Kế hoạch - Tài chính;
(3) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc kiểm tra I);
(4) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc kiểm tra II);
(5) Vụ Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc kiểm tra III);
(6) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
(7) Ban Thanh tra;
(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
(9) Vụ Tổng hợp;
(10) Vụ Hợp tác quốc tế;
(11) Vụ Thi đua - Khen thưởng;
(12) Vụ Công tác phía Nam;
(13) Báo Công lý;
(14) Tạp chí Tòa án nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?