Bà Phạm Thị Kim Chi (tỉnh Tiền Giang) phản ánh, khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai thì diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên, theo Điều 94 Luật xây dựng thì Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn…
Bà Chi hỏi, vậy Điều 94 Luật Xây dựng có mâu thuẫn với khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai không?
Năm 2009, UBND tỉnh H có quyết định thu hồi đất (quyết định chung) cho 648 hộ dân thuộc xã N để làm dự án khu công nghiệp gửi về cho UBND huyện K. UBND huyện K không ra quyết định thu hồi đất riêng cho từng hộ gia đình mà căn cứ vào quyết định thu hồi đất chung của UBND tỉnh H để thu hồi (trong thời gian thu hồi có 1 số hộ dân không chịu di dời nên phải cưỡng chế). Đến cuối năm 2010, có 13 hộ dân làm đơn khởi kiện với nội dung: - Yêu cầu Tòa án hủy quyết định thu hồi đất chung để ra quyết định thu hồi riêng cho từng hộ gia đình theo quy định của pháp luật; - Yêu cầu Tòa án hủy quyết định cưỡng chế; - Yêu cầu bồi thường giá đất theo thời điểm ra quyết định thu hồi đất riêng (cùng thời điểm sửa sai). - Tòa án có thể nhập 13 đơn (13 hộ) vào 1 vụ án theo Điều 33 Luật TTHC được không? Có thể bác đơn khởi kiện và nhận định trong bản án là chính quyền địa phương cần rút kinh nghiệm thủ tục thu hồi đất theo Luật Đất đai có được không?
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Sim sinh sống bằng nghề nuôi tôm ở huyện Hải Hậu, Nam Định. Diện tích đất nuôi tôm của hộ gia đình bà vào khoảng 2 héc ta (ha). Do việc nuôi tôm mang lại thu nhập hiệu quả nên gia đình bà muốn mở rộng việ nuôi tôm lên khoảng 25 héc ta bằng cách nhận chuyển nhượng những diện tích đất nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình khác ở xung quanh. Việc nhận chuyển nhượng diện tích đất này của gia đình bà A có thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo các quy định của Luật đất đai năm 2013 hay không?
Bà Phạm Thị Kim Chi (tỉnh Tiền Giang) phản ánh, khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai thì diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên, theo Điều 94 Luật Xây dựng thì Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn…
Bà Chi hỏi, vậy Điều 94 Luật Xây dựng có mâu thuẫn với khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai không?
Gia đình tôi có một mảnh đất ở nhưng vì không thường xuyên ở nhà nên bị một người hàng xóm lấn chiếm, khi phát hiện ra thì bố tôi không khởi kiện vì không muốn tranh giành.
Đất đó người ta lấn chiếm cũng đã được gần 20 năm. Nay bố tôi đã mất và tôi muốn xây tường bao nhà tôi, và đặt hàng rào ngay trên phần đất mà người hàng xóm đã lấn chiếm, thì ông ấy không đồng ý. Hơn nữa mảnh đất nhà tôi là mặt tiền ven sông phong thủy tốt lên tôi muốn ở dài lâu, đất này chưa có sổ đỏ, nhà lấn chiếm cũng chưa có sổ đỏ. Mỗi kỳ đo đất bên chính quyền vẫn tới đo, cho tôi hỏi nếu tôi muốn đòi lại số đất bị lấn chiếm đó thì có được không, nếu khởi kiện thì pháp luật lấy căn cứ từ đâu để đo lại đất, và thủ tục khởi kiện như thế nào? Rất mong được tòa soạn trả lời thắc mắc của tôi. Cám ơn tòa soạn!
Gia đình tôi được nhà nước cho thuê đất không thu tiền sử dụng đất. Tôi được biết Luật đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung hiện tại đã có hiệu lực. Vậy cho tôi hỏi, chính sách đối với gia đình tôi có gì thay đổi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xin kính nhờ các vị luật sư chỉ giúp tôi 1 số việc như sau: - Hộ khẩu nhà tôi gồm 3 nhân khẩu, gồm bà nội tôi(Tr. Thị A), bố tôi và tôi. - Trước đây hộ khẩu này còn cả gia đình cô út gồm 3 nhân khẩu, nhưng đến năm 2005, gia đình cô đã tách sang hộ mới vì vậy hộ khẩu này chỉ còn 1 mình bà nội tôi. - Năm 2005, bố tôi đi nước ngoài về và nhập khẩu vào với bà (con nhập với mẹ), tháng 3 năm 2010, tôi nhập khẩu vào với bà (con nhập với bố) - Bà Nội tôi sinh được 3 người con, hiện cả 3 còn sống. - Năm 2011, nhà tôi được cấp GCNQSDĐ mang tên: "Hộ Bà Tr. Thị A" (tức là hộ bà nội tôi gồm có 3 nhân khẩu) - Nguồn gốc đất này là bà tôi mua năm 1962, sinh sống và sử dụng liên tục trên mảnh đất đó từ năm 1963 đến nay mà không có tranh chấp gì. Ông nội tôi đã mất năm 1993, không để lại di chúc. Nên đến năm 2011 gia đình tôi đã kê khai làm GCNQSDĐ và được cấp GCNQSDĐ như đã nêu ở trên. - Hiện tại trên mảnh đất này đang tồn tại 2 hộ riêng biệt là hộ bà nội tôi (3 nhân khẩu) và hộ nhà cô út (4 nhân khẩu). - Vấn đề là ở chỗ, khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ, bà tôi hoàn toàn đồng ý, điểm chỉ thậm chí là trước mặt chính quyền về việc xin cấp GCNQSDĐ theo hộ gia đình, trong suốt thời gian đó, mặc dù đã có niêm yết trên UBND phường, thông báo bàng loa phóng thanh hàng ngày trong 15 ngày liên tiếp. Nhưng đến nay, sau khi nhận GCNQSDĐ được hơn 1 tháng, không hiểu bà nghe ai lại đi nộp 1 lá đơn khiếu nại cho UBND Quận về việc bà yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp lại GCNQSDĐ cho 1 mình cá nhân bà chứ không phải cấp cho hộ gia đình! Vậy, tôi muốn nhờ các vị luật sư tư vấn giúp tôi 1 số việc như sau: 1 - Việc bà tôi khiếu nại như vậy có đúng pháp luật hay không? khả năng việc được cấp lại theo ý bà có thể xảy ra không và trong những trường hợp nào? 2 - Vì trên mảnh đất ấy đang tồn tại 2 hộ gia đình mà GCNQSDĐ chỉ cấp cho 1 "hộ bà Tr. Thị A" thì quyền lợi của mỗi hộ đối với mảnh đất ấy là như thế nào? 3 - Nếu trong trường hợp vẫn để nguyên là GCNQSDĐ của hộ bà Tr. Thị A (tức bà nội tôi) thì bà có toàn quyền định đoạt cũng như lập di chúc được không? hoặc có phải xin ý kiến các con không? (theo pháp luật?) 4 - Quyền lợi của các con của bà nội tôi là như thế nào nếu bà nội tôi mất đi mà không để lại di chúc? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được phản hồi từ phía quý vị!
Bố tôi có mua một mảnh đất từ năm 2000, có giấy tờ viết tay, có người làm chứng. Thửa đất chưa có trong bản đồ của UBND xã, giấy tờ viết tay của bố tôi không có chứng thực của UBND xã. Trong giấy nhận chuyển nhượng có ghi hiện trạng đất có 1 ngôi nhà gỗ 3 gian, giếng nước. Năm 2001 bố tôi cho tôi sử dụng nhưng không làm thủ tục sang tên cho tôi, lúc đó vẫn còn nhà gỗ ở đó, đến tháng 6/2011 nhà gỗ bị mối mọt nên tôi đã dỡ bỏ. Từ đó đến nay tôi trồng cây trên mảnh đất đó. Đến tháng 8/2013 tôi cho ông A thuê mảnh đất, ông A san mặt bằng và xây nhà làm xưởng gỗ băm răm. Đến ngày 17/4/2014 UBND xã lập biên bản kiểm tra hiện trạng đất, yêu cầu tôi cung cấp giấy tờ có liên quan đến thửa đất nhưng tôi không tìm thấy giấy tờ mua đất của bố tôi đâu nữa. UBND xã đã hai lần mời tôi ra để cung cấp giấy tờ xác minh nguồn gốc đất tôi không ra, đến ngày 5/5/2014 UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Đến ngày 19/5/2014 tôi tìm thấy giấy tờ mua đất của bố tôi và cung cấp cho UBND xã... Tôi muốn hỏi UBND xã làm như vậy có đúng không? Tôi có bị xử phạt không? Xin luật gia trả lời nhanh giúp gia đình tôi.
Xin luật sư giải thích cho chúng tôi một số từ ngữ, khái niệm về những hành vi vi phạm Luật Đất đai mà chúng tôi là những người nông dân rất muốn hiểu một cách tường tận. Mặc dù ở địa phương chúng tôi qua đài truyền thanh của xã cũng có giải thích vấn đề này. Đối với việc chậm bồi thường khi thu hồi đất của các cán bộ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với dân thì có bị xử phạt như người dân vi phạm không? Mong luật sư nêu rõ.
Gia đình tôi đang vướng vào 1 việc như sau rất cần được tư vấn: - Gia đình tôi hiện sống trong 1 khu tập thể gồm hơn 30 hộ dân nghèo ( Công nhân được xí nghiệp phân nhà từ những năm 80 ) Thời điểm đấy mỗi nhà đc phân khoảng 20m2 - Mọi sinh hoạt đều chung: Nhà tắm chung của khu, khu vệ sinh chung, bể nước chung ) - Sau này ( trước năm 93 ) do nhu cầu cuộc sống, 100% các hộ đều lần chiềm những khoảng không gần sát căn hộ tập thể của mình ( kể cả diện tích công cộng ). Cuối năm 2010 , khu tập thể sau nhiều lần họp, bàn bạc, phân chia lại đất để mở đường thẳng nhưng không thành ( Với sự bật đèn xanh của cơ quan chính quyền ) và đi đến quyết định các hộ tự sửa chữa nguyên canh nguyên cư ( trên phần đất mà mình đang sử dụng - Do nhà ở hiện trạng lúc đó xuống cấp trầm trọng có thể sập bất cứ lúc nào ). Do vậy gia đình tôi đã xây dựng nhà mới trên phần đất mình sử dụng - Sau khi nhà tôi xây xong đc vài tháng thì Khu tập thể lại quay ra quyết định phân chia lại các diện tích sử dụng ( Với sự bật đèn xanh của cơ quan chính quyền ) và đòi nhà tôi phải phá đi với sự phân chia mà tất cả các nhà khác đều có lợi về diện tích riêng nhà tôi nhỏ đi và không bồi thường, đền bù hay hỗ trợ ngôi nhà gia đình tôi vừa xây xong ( Năm 2010 nhà tôi xây hết khoảng 200Tr ) Cơ quan chức năng có thẩm quyền gần nhất kô trực tiếp chỉ đạo mà để các hộ dân tự bàn bạc với nhau. Sau đấy năm 2011 khoảng 80% hộ dân cuối ngõ ( Do gần khu công cộng gồm nhà tắm,Khu wc,Bể nước công công khá rộng ) đã tự ý phân chia lại và lấn chiếm luôn khu công cộng này - Xây dựng lên khang trang với mặt ngõ khoảng 3m Tuy nhiên phía đầu ngõ lại bị thắt lại và khúc khuỷu do còn lại 6 hộ - 2 hộ đã xây 2-3 tầng nguyên canh ( Theo thỏa thuận ban đầu - trong đấy có nhà tôi ) 4 hộ kia vẫn là nhà cấp 4 xập xệ sắp đổ. - Nay 4 hộ này cùng với những hộ đã xây dựng ổn định với phần diện tích lấn chiếm được phía dưới ( hơn 30 hộ ) liên tục gọi 2 hộ đã xây dựng khang trang ( nhà tôi và nhà bên ) họp, gây áp lực thậm chí là dọa nạt với những lời lẽ thô tục với nhà tôi. Họ yêu cầu nhà tôi chấp nhận 1 phần diện tích nhỏ hơn ( giảm 1/3 ) để cân bằng diện tích cho 4 hộ chưa xây còn lại kia và kô chịu đền bù gì. Về phía gia đình tôi rất ủng hộ việc làm nắn chỉnh, mở rộng lại ngõ , sẵn sàng chịu thiệt nhưng kô thể để nhà tôi chịu thiệt quá nhiều trong khi tất cả các hộ khác thì lại hưởng lợi Họ tập hợp lại áp chế - tự ý đổ vật liệu xây dựng trước cửa nhà tôi , căng dây dự định cùng nhau xây 1 bức tường chia đôi phần ngõ trước mặt nhà tôi ( Với ý đồ lấy diện tích 1/2 đường này bù cho 4 hộ kia để mở thẳng ngõ thông suốt còn nhà tôi thì 1 mình 1 cái ngách ). Gia đình tôi đã gửi đơn trình bày - kiến nghị đến cơ quan chức năng có thẩm quyền gần nhất, nhưng cấp cao trả đơn xuống cấp thấp hơn, cấp thấp hơn làm ngơ 1 cách khó hiểu ( tất nhiên sự việc im ắng đi 1 thời gian ) nhưng nay, sau 1 thời gian cuộc chiến mệt mỏi lại tiếp tục, họ lại kêu gọi nhau gây áp lực đối với gia đình tôi ( hiện tại ở đấy là bố mẹ già - Bố bị bệnh Tim rất nặng - mẹ bị cao huyết áp, tuổi cao, sức khỏe rất yếu - cùng vợ và con tôi 2 tuổi . Đây là ngôi nhà mà cả đời bố mẹ tôi có được. Tôi công tác tại Hà Nội chỉ cuối tuần mới về được. Gia đình tôi rất suy sụp, tôi đang rất bối rối và lo lắng có chuyện xảy ra khi tôi không trực tiếp ở nhà thường xuyên - Sự việc còn nhiều tình tiết phức tạp - sơ bộ như vậy hi vọng các luật sư hiểu những nội dung chính mà tôi kô biết diễn đạt thế nào cho đầy đủ, đễ hiểu hơn. Mong các Luật sư tư vấn giúp tôi phải xử lý thế nào - kêu lên cơ quan chức năng có thẩm quyền nào để được giải quyết - bảo vệ
Bố tôi là liệt sĩ hi sinh và được tổ chức truy điệu năm 1971 sau không đầy 1 năm gia đình tôi lại được chính quyền thông báo và tổ chức lễ truy điệu cho chú tôi (Em ruột bố). Vì sự đau thương và mất mát quá lớn Mẹ tôi đã đọt quỵ trong lễ truy điệu của chú và qua đời sau đó ít ngày. Ông bà ra đi để lại 4 đứa con nhỏ, 2 gian nhà và 1 mảnh vườn. Là những đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ,chúng tôi phải về ở cùng ông bà nội. Đến năm 1986 khi tôi học xong cấp 3(PTTH) tôi phải đi lao động xa nhà mà vẫn chưa có điều kiện làm nhà o trên đất của bố mẹ để lại. Từ đó mảnh đất cũng dần bị lấn chiếm co hẹp dần. Năm 2010 tôi đã làm đơn đề nghị ban ruộng đát xã xác minh cụ thể ranh giới nhưng không được hồi đáp. Đến ngày 03/01/2012 vừa qua tôi lại gửi đơn đề nghị lên ban ruộng đất xã 1 lần nữa (Cán bộ ruộng đất xã có đề cập là thời giản trên do gia đình không thực hiện thuế nhà đất,nên sẽ có khó khăn). Vì hiện tại tôi đang phải làm ăn xa quê nen đã làm giấy Ủy quyền cho anh con bác Vậy xin Luật Sư tư vấn giúp tôi các bước tiếp theo tôi phải làm thế nào cho đúng trình tự khiếu kiện của pháp luật
Kính Gửi: Luật sư Tôi là con gái đã đi lấy chồng mà bố đẻ tôi đã mất, hiện nay mẹ đẻ tôi đang đứng tên sổ đỏ thì tôi còn quyền lợi gì nữa không? Trông khi đó, nếu như mẹ tôi mà làm sổ đỏ cho em tôi thì tôi có phải kí không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Gia đình tôi có 125m2 đất thổ cư nằm bên cạnh diện tích đất của anh Bùi Trọng Huy. Do diện tích đất của tôi nằm phía bên trong nên tôi và anh Huy đã thỏa thuận đổi một phần diện tích đất để tôi có thể làm nhà quay ra mặt đường. Hai gia đình chúng tôi đã làm văn bản về việc đổi đất này. Tôi xin hỏi việc đổi đất của chúng tôi có hợp pháp hay không và trình tự, thủ tục như thế nào?
Gia đình tôi có 5 anh chị em. Năm 2004 do bố tôi già yếu, mẹ tôi đã mất nên đã tiến hành họp gia đình. Theo biên bản họp đã nhất trí cho tôi hưởng thừa kế mảnh đất 372m2 của bố mẹ tôi. Biên bản có chữ ký của hai chị gái tôi, do hai anh tôi ở xa nên không ký được. Mảnh đất đó đã sang tên cho vợ chồng tôi từ năm 2004. Nay chị gái tôi có ý định đòi lại một phần đất mà chị nói là đựơc hưởng của bố mẹ tôi. Nếu không chúng tôi phải trả lại tiền cho chị ấy. Vậy tôi muốn hỏi quý báo như vậy có đúng không?