Gia đình tôi đang vướng vào 1 việc như sau rất cần được tư vấn: - Gia đình tôi hiện sống trong 1 khu tập thể gồm hơn 30 hộ dân nghèo ( Công nhân được xí nghiệp phân nhà từ những năm 80 ) Thời điểm đấy mỗi nhà đc phân khoảng 20m2 - Mọi sinh hoạt đều chung: Nhà tắm chung của khu, khu vệ sinh chung, bể nước chung ) - Sau này ( trước năm 93 ) do nhu cầu cuộc sống, 100% các hộ đều lần chiềm những khoảng không gần sát căn hộ tập thể của mình ( kể cả diện tích công cộng ). Cuối năm 2010 , khu tập thể sau nhiều lần họp, bàn bạc, phân chia lại đất để mở đường thẳng nhưng không thành ( Với sự bật đèn xanh của cơ quan chính quyền ) và đi đến quyết định các hộ tự sửa chữa nguyên canh nguyên cư ( trên phần đất mà mình đang sử dụng - Do nhà ở hiện trạng lúc đó xuống cấp trầm trọng có thể sập bất cứ lúc nào ). Do vậy gia đình tôi đã xây dựng nhà mới trên phần đất mình sử dụng - Sau khi nhà tôi xây xong đc vài tháng thì Khu tập thể lại quay ra quyết định phân chia lại các diện tích sử dụng ( Với sự bật đèn xanh của cơ quan chính quyền ) và đòi nhà tôi phải phá đi với sự phân chia mà tất cả các nhà khác đều có lợi về diện tích riêng nhà tôi nhỏ đi và không bồi thường, đền bù hay hỗ trợ ngôi nhà gia đình tôi vừa xây xong ( Năm 2010 nhà tôi xây hết khoảng 200Tr ) Cơ quan chức năng có thẩm quyền gần nhất kô trực tiếp chỉ đạo mà để các hộ dân tự bàn bạc với nhau. Sau đấy năm 2011 khoảng 80% hộ dân cuối ngõ ( Do gần khu công cộng gồm nhà tắm,Khu wc,Bể nước công công khá rộng ) đã tự ý phân chia lại và lấn chiếm luôn khu công cộng này - Xây dựng lên khang trang với mặt ngõ khoảng 3m Tuy nhiên phía đầu ngõ lại bị thắt lại và khúc khuỷu do còn lại 6 hộ - 2 hộ đã xây 2-3 tầng nguyên canh ( Theo thỏa thuận ban đầu - trong đấy có nhà tôi ) 4 hộ kia vẫn là nhà cấp 4 xập xệ sắp đổ. - Nay 4 hộ này cùng với những hộ đã xây dựng ổn định với phần diện tích lấn chiếm được phía dưới ( hơn 30 hộ ) liên tục gọi 2 hộ đã xây dựng khang trang ( nhà tôi và nhà bên ) họp, gây áp lực thậm chí là dọa nạt với những lời lẽ thô tục với nhà tôi. Họ yêu cầu nhà tôi chấp nhận 1 phần diện tích nhỏ hơn ( giảm 1/3 ) để cân bằng diện tích cho 4 hộ chưa xây còn lại kia và kô chịu đền bù gì. Về phía gia đình tôi rất ủng hộ việc làm nắn chỉnh, mở rộng lại ngõ , sẵn sàng chịu thiệt nhưng kô thể để nhà tôi chịu thiệt quá nhiều trong khi tất cả các hộ khác thì lại hưởng lợi Họ tập hợp lại áp chế - tự ý đổ vật liệu xây dựng trước cửa nhà tôi , căng dây dự định cùng nhau xây 1 bức tường chia đôi phần ngõ trước mặt nhà tôi ( Với ý đồ lấy diện tích 1/2 đường này bù cho 4 hộ kia để mở thẳng ngõ thông suốt còn nhà tôi thì 1 mình 1 cái ngách ). Gia đình tôi đã gửi đơn trình bày - kiến nghị đến cơ quan chức năng có thẩm quyền gần nhất, nhưng cấp cao trả đơn xuống cấp thấp hơn, cấp thấp hơn làm ngơ 1 cách khó hiểu ( tất nhiên sự việc im ắng đi 1 thời gian ) nhưng nay, sau 1 thời gian cuộc chiến mệt mỏi lại tiếp tục, họ lại kêu gọi nhau gây áp lực đối với gia đình tôi ( hiện tại ở đấy là bố mẹ già - Bố bị bệnh Tim rất nặng - mẹ bị cao huyết áp, tuổi cao, sức khỏe rất yếu - cùng vợ và con tôi 2 tuổi . Đây là ngôi nhà mà cả đời bố mẹ tôi có được. Tôi công tác tại Hà Nội chỉ cuối tuần mới về được. Gia đình tôi rất suy sụp, tôi đang rất bối rối và lo lắng có chuyện xảy ra khi tôi không trực tiếp ở nhà thường xuyên - Sự việc còn nhiều tình tiết phức tạp - sơ bộ như vậy hi vọng các luật sư hiểu những nội dung chính mà tôi kô biết diễn đạt thế nào cho đầy đủ, đễ hiểu hơn. Mong các Luật sư tư vấn giúp tôi phải xử lý thế nào - kêu lên cơ quan chức năng có thẩm quyền nào để được giải quyết - bảo vệ
Đây là trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất của các hộ gia đình tại khu tập thể anh đang sinh sống. Tôi không rõ là thửa đất và nhà của gia đình anh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hay chưa? Nếu đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân.
Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận thì việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của UBND các cấp. Để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất việc đầu tiên đó vẫn là tổ chức hòa giải tại cơ sở - nơi có tài sản tranh chấp và UBND cấp xã phường có chức năng tổ chức hòa giải.