Gửi đơn thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Gửi đơn thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định nào?
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định nào?
Đối tượng nộp phí thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Đối tượng được miễn, giảm phí thi hành án dân sự là ai?
Chồng tôi bị chết sau một tai nạn. Do không biết bị can có tài sản nên gia đình tôi chấp nhận để Nhà nước xử lí bị can phạt tù. Nhưng hiện nay với lí do bị ốm bị can đang được ra ngoài điều trị nên hiện tại không phải thực hiện án tù. Nay gia đình tôi biết thông tin bị can có bìa đỏ. Gia đình tôi muốn làm thủ tục cưỡng chế tài sản để bắt bị can bồi thường cho gia đình tôi. Vậy thủ tục và trình tự làm phải như thế nào và nếu gia đình bị can cố y tẩu tán tài sản trong thời gian gia đình tôi xác minh gửi Tòa án mà gia đình bị can làm giấy chuyển nhượng đất thì có được công nhận không?
Đương sự đã yêu cầu không thi hành án, sau đó lại có yêu cầu tiếp tục thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự có tiếp tục thụ lý giải quyết được không?
Tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định: Người phải thi hành nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã thi hành được ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự. Xin hỏi: mức án phí không có giá ngạch có phải là 200.000 đồng theo quy định hiện hành không? Hay là mức án phí không có giá ngạch tương ứng với thời điểm ban hành bản án (ví dụ như 15.000 đồng hay 50.000 đồng).
Ông Bùi Đức Nhàn ở Nông trường Ông Quế ở xã Xuân Quế, Cẩm Mỹ, (Đồng Nai) có thư hỏi, kèm theo đơn trình bày của ông và con gái về việc cơ quan thi hành án yêu cầu con gái ông phải thi hành khoản tiền 28 triệu đồng để trả cho người được thi hành án, nếu không cơ quan thi hành án sẽ kê biên nhà. Ông Nhàn cho biết khoản tiền này là tiền chơi hụi (họ) chứ không phải vay bằng tiền mặt, khoản tiền này chỉ bằng 20% giá trị nhà đất của con gái ông. Hiện gia đình ông và con gái xin trả dần hằng tháng (vì hoàn cảnh gia đình khó khăn) nhưng cơ quan thi hành án và chủ nợ không đồng ý, đòi lấy nhà của con ông trừ khoản nợ, sau trả lại tiền lại để chiếm nhà, trong khi con ông không có nơi ở nào khác. Xin hỏi việc kê biên nhà luật quy định như thế nào, ông có thể đứng ra trả dần khoản vay cho con có được không?
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thi hành án dân sự?
Anh Nguyễn Văn H hiện đang là Chấp hành viên một cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện của một huyện đồng bằng. Anh H đã có trên 10 năm làm công tác pháp luật, đã có đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bằng chứng chỉ khác. Tuy nhiên, anh H đang ở nhóm công chức loại A1 mã ngạch Chấp hành viên 03.018, bậc 3, hệ số 3,00. Vậy anh H có đủ điều kiện để được xem xét bổ nhiệm làm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh không ?
Tôi làm công tác kế toán nghiệp vụ thi hành án từ năm 1997 đến nay đã hơn 10 năm. Theo quy định của Chính phủ thì cán bộ làm công tác thi hành án được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Vậy xin hỏi trong bộ máy thi hành án những công việc gì được coi là công tác làm hồ sơ thi hành án? Kế toán nghiệp vụ kiêm kế toán ngân sách có được coi là cán bộ làm công tác thi hành án hay không? Nếu không được hưởng phụ cấp thì đương nhiên được hiểu là không phải cán bộ làm công tác thi hành án. Tuy nhiên trong thủ tục tác nghiệp hồ sơ thi hành án mà không có sự tác động của kế toán thì liệu hồ sơ thi hành án có được coi là xong hay không? Theo quy định tại Thông tư 91/ TT-BTC thì công việc kế toán không hề đơn giản chút, vậy thì kế toán có được hưởng phụ cấp như thư ký hay không? Như tôi và đồng nghiệp của tôi ngoài công việc kế toán hành chính sự nghiệp, còn phải làm công tác thu chi thi hành án đây là công việc không đơn giản để thực hiện.
Công ty tôi được Tòa án tuyên buộc 1 Công ty khách hàng trả một khoản nợ gần 5 tỷ đồng. Công ty này do 2 ông A và B nắm giữ 80% vốn và Công ty này hầu như không còn tài sản gì ngoài Văn phòng có giá trị tương đương với số nợ phải trả cho Công ty chúng tôi. Sau khi bản án đã có hiệu lực, Công ty này lại dùng Văn phòng Công ty để bảo lãnh cho một Công ty khác vay vốn ngân hàng. Công ty được bảo lãnh thực chất cũng do 2 ông A và B nói trên nắm giữ 85% vốn. Tôi trao đổi với 2 chấp hành viên. Một người nói căn cứ Thông tư liên tịch 12 của Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân Tối cao thì có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng bảo lãnh của Công ty này với ngân hàng là vô hiệu. Nhưng một chấp hành viên khác lại cho là không thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu vì Thông tư liên tịch 12 chỉ quy định là nếu bên phải thi hành án bán tài sản thì không được, còn nếu dùng tài sản này để bảo lãnh cho người khác vay thì được. Xin quý Tổng cục Thi hành án dân sự giải thích giúp. Chân thành cám ơn.
Năm 2009 tôi có ghi giấy vay số tiền 50 triệu của người hàng xóm, nội dung giấy nợ như sau; tên tôi là A có vay anh B số tiền là 50 triệu đồng,hẹn đến ngày gần nhất sẽ trả; không co ai lam chứng, không có tài sản thế chấp, nhưng tôi đã ghi xong giấy nợ thì lại chưa nhận được số tiền trên vì lý do phải đợi người hàng xem kia 1 tuần sau mới có số tiền đó cho tôi vay. Hết một tuần người hàng xóm trả lời tôi là không có tiền, xong tôi vì tin hàng xóm nói là giấy nợ lia trả lại tôi thi người đó nói là đã vứt đi rồi, tôi tin tưởng cũng cho là đã không giao dịch được khoản vay đó, bẵng đi gần 1 năm tôi lại làm ăn với chính người này mà (trước đây tôi đã vay tiền nhưng không được) do làm ăn chia bôi giữa hai bên giữa chúng tôi dã dẫn đến cãi nhau to, cũng thời điểm này người hàng xóm đã đem giấy nợ mà năm xưa tôi viết ra tòa đòi tiền tôi, trước giấy trắng mực đen tôi không thể chối cãi được, tòa sơ thẩm quyết định buộc tôi phải trả số tiền ngày đó tôi đã viết là 50 triệu và trả lãi xuất như ngân hàng hiện hành. Tôi đã kháng án lên tòa phúc thẩm xong thiết nghĩ bản thân mình không có tài liệu chứng minh là không vay người hàng xóm kia, thế là lại không theo kiện nữa,thời gian gần đây khi bản án đã có hiệu lực thì chi cục thi hành án thúc dục tôi trả nợ, tôi chưa có tiền trả thì họ đã về UBND phường nơi tôi cư trú bàn về biện pháp cưỡng chế nhà tôi vì tài sản đất của tôi là bìa đỏ tên tôi với nhà 02 tầng trên mảnh đất 570m2 .nhưng trước khi có quyết định của tòa sơ thẩm, tôi đã chuyển tài sản của tôi cho em trai tôi qua phòng công chứng, bìa đỏ vẫn tên tôi và hồ sơ công chứng sang tên vợ chồng em trai tôi đang giữ. Xin hỏi với sự vụ của tôi như trên, liệu cơ quan thi hành án có cưỡng chế được không và nếu có cưỡng chế thì trình tự sự vụ sẽ ra sao.
Cách đây 01 tháng, tôi gửi đơn đề nghị thi hành án và kèm theo quyết định của tòa án công nhận thỏa thuận của đương sự, đơn xác minh điều kiện thi hành án cho Chi cục Thi hành án dân sự (số tiền nợ là 24 triệu đồng). Tôi xin hỏi luật sư thời gian bao lâu thì cơ quan thi hành án đòi nợ cho tôi, có trường hợp nào mà số tiền nợ quá ít so với khối tài sản của người phải thi hành án nên không thể thi hành án được? Trường hợp này sẽ xử lý ra sao?
Xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Cho tôi hỏi theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 thì đất nông nghiệp có được phép kê biên để thi hành án không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 144/2010/TTLT-BTC-BTP thì người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của tòa án phải nộp phí thi hành án. Hỏi: trong trường hợp người được thi hành án được nhận lại tiền (tiền tang vật, tạm ứng án phí), tài sản (ô tô, xe máy...) có phải chịu phí thi hành án không? Vì không thuộc trường hợp không phải chịu phí theo Điều 34 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008 và Điều 223 Bộ luật Dân sự 2005 khi bán tài sản chung, chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua tài sản. Xin hỏi: khi chỉ có 1 chủ sở hữu chung thì có được quyền ưu tiên mua tài sản chung theo giá khởi điểm trước khi ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá không? Được quy định tại văn bản nào? Hoặc trong trường hợp có nhiều chủ sở hữu chung muốn mua tài sản thì xử lý như thế nào? Rất mong nhận được hồi âm. Xin chân thành cảm ơn!
Trong trường hợp người phạm tội không có tài sản, không nghề nghiệp, đang sống chung với bố mẹ, phạm tội giết người, tòa tuyên án tử hình và buộc phải bồi thường bằng tiền cho gia đình nạn nhân. Trong trường hợp cơ quan thi hành án có kiểm tra và xác nhận gia đình kẻ phạm tội khó khăn, không có khả năng bồi thường thì xử lý như thế nào?