Hướng dẫn gửi đơn thi hành án dân sự
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật, đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Điều 30, Điều 31 Luật Thi hành án dân sự quy định: Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Luatngogia.net xin được hướng dẫn thủ tục gửi đơn thi hành án dân sự như sau:
Cách viết đơn thi hành án như thế nào ? Nội dung đơn thi hành án gồm có gì ?
Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
– Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu
– Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu
– Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án
– Nội dung yêu cầu thi hành án
– Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp yêu cầu bổ sung đơn hoặc từ chối đơn yêu cầu
Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung điều 4 của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự quy định: Đơn yêu cầu thi hành án phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nhưng không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thi hành án không bổ sung hoặc bổ sung không đúng nội dung quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự không thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và có văn bản trả lời cho đương sự biết, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi văn bản thông báo cho đương sự biết về việc từ chối nhận đơn và nêu rõ lý do.
Một trong những nội dung chính của đơn yêu cầu thi hành án là phải cung cấp rõ thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu không rõ thì cần có yêu cầu Cơ quan Thi hành án xác minh.
Đơn nộp đơn trực tiếp hoặc gửi đơn qua bưu điện. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày nộp đơn trực tiếp tại Chi cục thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?