Nhận lại tài sản có phải chịu phí thi hành án dân sự không?
Nội dung bạn hỏi phải phân biệt hai trường hợp sau đây:
1. Trong trường hợp người được thi hành án được nhận lại tiền (tiền tang vật, tạm ứng án phí), tài sản (ô tô, xe máy...) thuộc trường hợp theo đơn yêu cầu thi hành án thì phải chịu phí thi hành án dân sự. Ví dụ: Ông A phải trả lại bà B tài sản (ô tô, xe máy…) theo bản án của Tòa án, thì khi ông A yêu cầu thi hành án và tự nguyện đến cơ quan thi hành án nộp chiếc xe để trả bà B, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người phải thi hành án và thông báo cho bà B đến nhận lại tài sản thì bà B phải chịu phí thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp.
2. Trường hợp việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành án (ví dụ: trả lại tiền, tài sản do cơ quan điều tra thu giữ, tạm giữ) thì theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành án và thông báo để người được nhận lại tài sản đến nhận, nên không thu phí thi hành án dân sự đối với họ, vì đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trả lại tài sản đã thu giữ, tạm giữ tài sản. Người bị thu giữ, tạm giữ tài sản có quyền yêu cầu cơ quan đã thu giữ tiền, tài sản không đúng pháp luật phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?