Xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự
Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử lý tài sản chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ thể hiện tài sản đó là tài sản của người phải thi hành án, có thể họ đang trực tiếp quản lý sử dụng hay do người thứ ba quản lý sử dụng nhưng về mặt pháp lý tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy khi xử lý tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp thì Chấp hành viên phải thông báo cho các bên liên quan biết quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết để xác định quyền sở hữu của các bên. Việc này giúp xác định lại một cách chính xác tài sản bị kê biên là của người phải thi hành án đồng thời tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan.
Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, theo đó:
“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của phápluật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Điều 75 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có quy định cụ thể về việc tiến hành xử lý tài sản dùng để thi hành án khi đang có tranh chấp như sau:
“Điều 75. Xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp
Trường hợp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.Chấp hành viên xử lý tài sản đã kê biên theo quyết định của Toà án, cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chấp hành viên yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành án theo quy định của Luật này.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?