Tôi là nguyên đơn yêu trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Quyết định của bản án đã kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất của bị đơn để buộc bị đơn phải trả lại số tiền tương ứng cho tôi. Nhưng tài sản kê biên đã bị đem thế chấp. Vậy tôi xin hỏi việc kê biên, đấu giá nhà, đất đã thế chấp được thực hiện như thế nào?
Tôi vay ngân hàng 900 triệu đồng nhưng không đủ khả năng chi trả nên ngân hàng đã ra quyết định phong tỏa nhà và bán đấu giá. Vậy xin hỏi bán đấu giá nhà thế chấp ngân hàng được quy định thế nào?
Tôi có cho người anh kết nghĩa mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng để làm ăn nhưng đến nay do làm ăn không thuận lợi nên không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tôi muốn hỏi tôi cho anh ta mượn sổ đỏ giờ anh ta vỡ nợ tôi có thể khởi kiện anh ta để đòi lại sổ đỏ được không?
Tôi muốn mua nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng thì phải làm việc với ngân hàng hay người có tài sản để không xảy ra tranh chấp? Mong luật sư tư vấn giúp!
Tôi cho anh tôi mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp ở ngân hàng nhưng đến thời gian trả nợ mà không có khả năng trả nợ. Tôi có thể khởi kiện anh tôi để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không?
Xin Luật sư cho tôi hỏi, công ty tôi thi công có trụ sở ngân hàng A. Do tiến độ giải ngân của ngân hàng chậm nên công ty của tôi bị động về vốn để thi công công trình khác. Nay tôi muốn thế chấp quyền đòi nợ cho chính ngân hàng đó có được không.
Trong hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, bên nhận thế chấp là Ngân hàng A (ngân hàng này cũng là chủ đầu tư công trình trụ sở làm việc của chính ngân hàng mình), Công ty của tôi là bên thế chấp. Cho tôi hỏi như vậy có gì trái pháp luật không?
Vợ chồng tôi đang mua một nhà trong dự án đầu tư nhà ở nhưng chưa xây dựng mặc dù đã trả tiền. Giờ vợ chồng tôi muốn vay một số tiền để kinh doanh làm ăn. Vậy, cho tôi hỏi, vợ chồng tôi muốn thế chấp “nhà chưa xây” đó tại Ngân hàng để vay tiền được không?
Vừa qua, tôi có cho bạn vay ba trăm triệu đồng và thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn tôi. Nhưng chúng tôi chỉ lập giấy cho vay và thế chấp viết tay có chữ ký của hai bên (không có công chứng, chứng thực). Đề nghị luật sư tư vấn cho tôi việc cho vay tài sản có thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cần công chứng, chứng thực hay không? (Lê Thị Vinh – Thái Nguyên)
Tôi mới lập gia đình nên được anh họ cho một mảnh đất khoảng150m2. Nhưng do sổ đỏ đang bị cầm cố nên chưa tiến hành được thủ tục xác nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Đề nghị Luật Sư tư vấn, tôi có thể làm đơn lên UBND xã xác nhận QSDĐ khi không có sổ đỏ được không? (Hoàng Lam - Vĩnh Yên)
Tôi đi xóa thế chấp và đăng ký thế chấp lại mới, nhưng nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu tôi phải nộp hồ sơ xóa thế chấp trước. Khi nào xóa đăng ký thế chấp cũ xong mới được đăng ký thế chấp mới. Vậy trong trường hợp này nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn tôi như vậy có đúng quy định của pháp luật không?
Em có một khách hàng đã ký hợp đồng thế chấp với quỹ của em và được chứng thực tại phòng công chứng, do thời hạn thế chấp tài sản ngắn hơn thời hạn vay vốn nên quỹ em sẽ làm thêm phụ lục hợp đồng thế chấp kéo dài thời hạn ra. Như vậy có cần đến phòng công chứng để chứng thực phụ lục đó nữa không hay chỉ ký kết thêm giữa quỹ với khách hàng là được?
Công ty K có nợ công ty tôi số tiền là 300,000,000. Trong biên bản ghi nhận nợ giữa hai bên thì công ty K có hẹn đến ngày 21/08/2008 trả số tiền trên, đồng thời giao cho bên tôi giữ một máy đào để cầm cố. Hiện thời gian thanh toán đã qua, chúng tôi nhiều lần gửi công văn cũng như gọi điện để yêu cầu thanh toán nhưng công ty K không có phản hồi. vậy chúng tôi có được bán máy đào mà công ty K đã cầm cố cho chúng tôi để trừ nợ không? (trong biên bản chỉ viết là bên Cty K giao cho chúng tôi giữ máy đào làm tài sản cầm cố) Xin nhờ luật sư tư vấn giùm chúng tôi. Xin cảm ơn.ài viết vi phạm sẽ bị xóa!
Chồng tôi có một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là tài sản trước kết hôn. tháng 4/2009, chồng tôi có vay ngân hàng một số tiền 650.000.000đ, thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên. Tuy nhiên, ngân hàng lại lập 02 hợp đồng, một hợp đồng mang tên chồng tôi đứng vay và tôi là người đồng trách nhiệm với số tiền: 500.000.000đ; một hợp đồng mang tên tôi và chồng tôi là người đồng trách nhiệm với số tiền: 150.000.000đ. Đến nay chúng tôi không có khả năng để thanh toán số nợ trên. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp: hợp đồng tín dụng với ngân hàng như trên sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi như thế nào? (xin nói thêm: giá trị giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được định giá 1.088.000.000đ) Tạ Thị Thái
Kính gửi luật sư, Tình huống gồm: cty A muốn vay ngân hàng để thi công đường tỉnh lộ theo hợp đồng BT mà cty ký với sở giao thông vận tải. tài sản thế chấp là giá trị con đường sau khi thi công. Vậy giá trị con đường này đem thế chấp ngân hàng có đúng không vì theo tôi hiểu con đường trên thực tế là tài sản của nhà nước chứ không thuộc quyền sở hữu của cty A, tôi rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thưa luật sư, Tôi có người bạn nói có chỗ cần vay tiền với lãi suất cao ( khoảng 3%/tháng), và có thế chấp giấy tờ nhà được cấp Phường chứng thực... Vậy xin hỏi có yếu tố nào gây nguy cơ lừa đảo không ạ? Có nên cho vay với hình thức đó không? Xin cảm ơn các Luật sư.
M ộ t N gân hàng có nhận tài sản thế chấp của bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho một doanh nghiệp.Tại thời điểm thế chấp, các cơ quan chức năng xác nhận là tài sản đủ điều kiện để làm tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật. Trong quá trình quan hệ tín dụng, Ngân hàng đã khởi kiện đòi nợ Doanh nghiệp ra Toà án nhân dân do Doanh nghiệp vi phạm các điều khoản và cam kết đã ký tại Hợp đồng tín dụng. Tại bản án sơ thẩm, Toà án nhân dân Tuyên Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, lãi quá hạn cho Ngân hàng, đồng thời tuyên hợp đồng thế chấp không còn giá trị (mà không tuyên phải trả lại tài sản thế chấp cho bên có tài sản như là khi hợp đồng bị vô hiệu) với những lý do sau: UBND Tỉnh ra quyết định huỷ bỏ quyết định về việc giao đất cho bên có tài sản đảm bảo (Thời điểm này, Tài sản bị thu hồi đang làm đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Doanh nghiệp đối với Ngân hàng – Tài sản đảm bảo được Ngân hàng thực hiện chứng thực và đăng ký thế chấp theo đúng quy định của Pháp luật). Theo ý kiến của Ngân hàng thì: Tại thời điểm nhận thế chấp bằng tài sản đảm bảo của bên thứ ba, Tài sản đảm bảo là hoàn toàn hợp pháp và đủ điều kiện để dùng làm đảm bảo tiền vay. Nhưng tại bản án, phần tài sản, Toà án nhân dân đã tuyên là hợp đồng không còn giá trị nhưng không nêu trách nhiệm của cá nhân và đơn vị liên quan, do vậy ảnh hưởng đến việc thu nợ của Ngân hàng, Như vậy, trong trường hợp này, các cơ quan chức năng liên quan (cụ thể là UBND Tỉnh) có nghĩa vụ và trách nhiệm đến đâu khi Tài sản đang làm đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ bị thu hồi? và các bước giải quyết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Ngân hàng? (Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ). Hợp đồng không còn giá trị với hợp đồng bị vô hiệu phải là một không? (Vì hợp đồng bị vô hiệu thì Ngân hàng phải trả lại tài sản thế chấp cho bên thứ ba) Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư giải đáp vướng mắc cho tôi!
Kính chào Luật sư, Tôi là cán bộ của 1 ngân hàng trên địa bàn Hải Phòng, muốn nhờ LS tư vấn trường hợp như sau: Tại thời điểm năm 2007, Ngân hàng (NH) tôi có ký Hợp đồng thế chấp (HDTC) với khách hàng (KH), có ghi trong HDTC như sau: - Bên nhận thế chấp: Ngân hàng TMCP AAA - Địa chỉ: Số......, thành phố Hà Nội (đây là địa chỉ của NH Hội sở). - Người đại diện: ......., chức vụ:......- theo văn bản ủy quyền số ..... của Chủ tịch HĐQT. và được đóng con dấu của Chi nhánh Hải Phòng. Đồng thời với HDTC là các Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp gửi văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận/huyện. Hiện nay ngân hàng chúng tôi đã đổi tên, và khách hàng đã thế chấp tài sản tất toán món vay có liên quan đến những tài sản được thế chấp tại thời điểm trên. Do vậy các tài sản theo các HĐTC trên đang tiến hành thủ tục xóa đăng ký thế chấp cho khách hàng (trong đơn có nêu sự thay đổi về tên ngân hàng theo các quyết định của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh HP và Sở Kế hoạch đầu tư HP). Tuy nhiên tại VP ĐKQQSDĐ quận Lê Chân thì do giám đốc văn phòng mới được bổ nhiệm, không biết lấy lý do nào nhưng ông ta lại bắt NH phải làm Đơn xóa có dấu của Hội sở (có lẽ căn cứ theo tên Bên nhận thế chấp tại Đơn yêu cầu đăng ký). Do vậy NH đang rất bức xúc trước những đòi hỏi này của ông này. - Vậy, chúng tôi kính đề nghị Luật sư có thể giúp đỡ NH là có văn bản pháp luật nào chứng minh căn cứ để xác định Bên nhận thế chấp phải dựa theo CON DẤU ĐÓNG TRÊN HỢP ĐỒNG (ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP) chứ không phải tên được viết trên hợp đồng? Liệu yêu cầu của Ông giám đốc đó đúng hay NH tôi đúng? Trân trọng cảm ơn Luật sư!
Tôi xin hỏi luật sư: Tôi muốn thuê nhà để kinh doanh, chủ nhà yêu cầu trả tiền trước 05 năm (tất nhiên giá rẻ) nhưng hiện tại ngôi nhà này đang thế chấp Ngân Hàng để vay tiền kinh doanh 500 triệu đồng. Vậy xin hỏi luật sư thủ tục hợp đồng thuê nhà có phải: 1. Công chứng 2. Đăng ký với cơ quan nhà nước về việc thuê nhà không 3. Cần phải yêu cầu bên cho thuê xóa thể chấp không
Tôi xin hỏi luật sư: Tôi muốn thuê nhà để kinh doanh, chủ nhà yêu cầu trả tiền trước 05 năm (tất nhiên giá rẻ) nhưng hiện tại ngôi nhà này đang thế chấp Ngân Hàng để vay tiền kinh doanh 500 triệu đồng. Vậy xin hỏi luật sư thủ tục hợp đồng thuê nhà có phải: 1. Công chứng 2. Đăng ký với cơ quan nhà nước về việc thuê nhà không 3. Cần phải yêu cầu bên cho thuê xóa thế chấp không
Trước đây, tôi và gia đình tôi dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình để vay vốn thế chấp tại Ngân hàng, lúc này chỉ có 2 vợ chồng tôi ký tên vay vốn. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, gia đình tôi tiếp tục lấy Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất này để vay, nhưng Ngân hàng yêu cầu lúc này phải có tất cả các thành viên trong gia đình ký vào hợp đồng vay, vì các con của gia đình tôi đã đủ năng lực hành vi dân sự. Cho tôi hỏi, Ngân hàng làm việc này có đúng quy định pháp luật hay không?