Tôi là giảng viên của một trường đại học công lập. Cuối năm 2016, tôi sẽ được nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước. Khi tôi nghỉ hưu thì mức lương hưu hằng tháng của tôi được hưởng như thế nào và tôi cần phải làm hồ sơ như thế nào để được hưởng lương hưu? – Nguyễn Văn Thắng (nguyenthang***@gmail.com).
Ông Nguyễn Tiến Thịnh (tỉnh Ninh Bình) nguyên là Phó Hiệu trưởng trường THPT bán công TX Tam Điệp, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Từ năm 1992 ông Thịnh vào làm việc trong ngành Giáo dục và nghỉ hưu tháng 1/2003.
Ông Thịnh hỏi, ông có được hưởng chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg không?
Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà... Trường hợp nào được truy lĩnh phụ cấp thâm niên... Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo Điều kiện nào nhà giáo nghỉ hưu được hưởng trợ...
Tôi là giáo viên dạy Toán gần 30 năm của một trường THPT. Năm 2008 tôi nghỉ hưu. Tôi trực tiếp dạy học cho đến khi về hưu. Tôi có được hưởng trợ cấp một lần đối với giáo viên nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên không? - Nguyễn Thị Minh Lê, TP Hải Phòng (ntminhle***@gmail.com).
Tôi là giáo viên THPT của một trường công lập. Tôi đã được thông báo thời điểm bà được nghỉ hưu là ngày 1/12/2014.
Tính đến ngày nghỉ hưu tôi còn thiếu 8 tháng nữa để được nâng bậc lương thường xuyên. Vậy trường hợp của tôi có được nâng lương trước khi nghỉ hưu không?
Ông Nguyễn Văn An, sinh năm 1955, là giảng viên, mã ngạch 15.111, hưởng lương bậc 7, hệ số 6,44 từ ngày 1/12/2011. Đến ngày 1/12/2014, ông đủ thời hạn nâng bậc lương thường xuyên.
Ông An có thông báo nghỉ hưu từ ngày 22/9/2014, thời điểm nghỉ hưu là ngày 1/3/2015.
Vậy ông An có thuộc trường hợp được nâng bậc lương trước thời hạn khi đã có thông báo nghỉ hưu không?
Tôi là giáo viên tiểu học của một trường tiểu học công lập. Tôi đã có thông báo nghỉ hưu từ ngày 22/10/2014, thời điểm nghỉ hưu là ngày 1/4/2015.
Vậy tôi có thuộc trường hợp được nâng bậc lương trước thời hạn khi đã có thông báo nghỉ hưu không? – Nguyễn Thị Hải – giáo viên ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Xuân Vinh sinh ngày 20/11/1956, hưởng lương bậc 7/8, hệ số 6,44, ngạch giảng viên chính (15.110) từ ngày 1/10/2014. Đến ngày 1/6/2016, ông Vinh sẽ nhận thông báo về thời điểm ông nghỉ hưu (vào ngày 1/12/2016).
Vậy, ông Vinh có được nâng lương trước thời hạn không và nếu được thì sẽ tính từ thời điểm nào?
Tôi là giáo viên của trường THPT công lập. Theo thông báo đến ngày 1/11/2016 tới đây tôi sẽ về nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước.
Vậy trường hợp của tôi có được nâng lương trước thời hạn không? Nếu được thì sẽ tính từ thời điểm nào? – Nguyễn Đăng Hiếu (danghieu***@gmail.com).
Bà Nguyễn Thị Hồng Lan (tỉnh Lâm Đồng) nhập ngũ tháng 11/1972, xuất ngũ tháng 8/1977, chuyển về công tác tại Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà (Nghệ Tĩnh).
Tháng 8/1992, chuyển về Trường THPT dân lập Lê Lợi (huyện Bảo Lộc, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 1/1998. Tháng 6/2013, trường giải thể, bà Lan nghỉ việc nhưng không được hưởng chế độ hưu trí do chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Bà Lan hỏi, khoảng thời gian từ tháng 11/1977 đến tháng 8/1992 bà chưa được thanh toán trợ cấp BHXH 1 lần thì có được cộng dồn để tính hưởng chế độ hưu trí không? Nếu được, bà có được truy lĩnh lương từ tháng 1/2014 và hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu không?
Mẹ bà Lê Nguyễn Ngọc Thảo (Tiền Giang) làm công tác giảng dạy 14 năm, sau đó làm Hiệu trưởng trường Mầm non và đến năm 2006 thì nghỉ hưu.
Bà Thảo hỏi, trong trường hợp này mẹ bà có được hưởng trợ cấp một lần đối với giáo viên nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Tôi là nhân viên của một trường tiểu học công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Hiện tôi đang được hưởng phụ cấp lâu năm theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 1/12/2015 tôi được nghỉ hưu. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp một lần hay không? - Trần Văn Đức (Nghệ An).
Tôi là giáo viên THPT công lập. Tháng 9/2016 tới, tôi được nghỉ hưu. Tính đến ngày nghỉ hưu, tôi có 33 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi nghỉ hưu tôi có được hưởng trợ cấp một lần hay không? – Trương Đình Bắc (truongdinhbac***@gmail.com).
Tôi là nhân viên của một xưởng thực hành của trường đại học công nghiệp. Công việc của tôi thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại.
Tháng 7/2016 tôi đủ 60 và có 18 năm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Xin hỏi tôi có đủ điều kiện để được nghỉ hưu hay không? - Lê Thanh Tú (lethanhtu***@gmail.com).
Xin chào luật sư Xin cho hỏi về chế độ nghỉ hưu Đơn vị tôi có 1 cán bộ nữ xin nghỉ việc trước 1 năm so với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, có thời gian thâm niên hơn 30 năm (tính từ năm 1976 đến nay) trong đó thời gian công tác tại đơn vị là từ năm 1991cho đến nay, còn trước đó công tác đi học và công tác tại cơ quan chủ quản của đơn vị chúng tôi. Cho hỏi: 1. Chế độ trả lương tại đơn vị như thế nào đối với người nghỉ việc? Có trả lương nghỉ việc từ thời điểm 1991 trở về trước không? Còn nếu không trả lương cho người nghỉ việc thì lý do gì? 2. Chế độ chính sách của Bảo hiểm xã hội như thế nào đối với người nghỉ việc hiện nay? (áp dụng các văn bản pháp luật nào) Mong luật sư tư vấn cho tôi. Trân trọng kính chào. Cám ơn.
Chế độ nghĩ điều dưỡng đối với cán bộ đã nghĩ hưu được quy định như thế nào không? Chẵn hạn như thời gian được nghĩ trên năm đối với cán bộ nghĩ hưu và người có công, các quy định kèm theo!
Vừa qua, tôi được biết tại Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT ngày 15/10/2014 có quy định giấy phép lái xe hạng B1 (ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3,5 tấn không kinh doanh vận tải) cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam. Trong trường hợp giấy phép lái xe cấp cho người trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, có phải bằng lái xe hạng B1 chỉ có thời hạn vừa đến tuổi nghỉ hưu không? Nếu đúng như vậy thì tôi cho rằng quy định này không hợp lý vì hiện nay có nhiều người ở tuổi nghỉ hưu vẫn có thể lái xe ô tô bình thường, ở các nước khác cũng vậy. Thậm chí trong những năm gần đây số lượng người đến tuổi về hưu đi học lái ô tô gia tăng.
Xin chào Luật sư! Cơ quan tôi có một nhân viên HĐLĐ không xác định thời hạn đến tuổi nghỉ hưu vào ngày 04 tháng 9 năm 2011. Xin luật sư cho biết thủ tục giải quyết chế độ hưu trí cho nhân viên này như thế nào? Có phải thông báo trước hay không và thời gian phải báo trước tối thiểu là bao nhiêu ngày? Theo qui định tại văn bản nào? Nhân viên này chỉ mới tham gia BHXH khoảng 05 năm nay. Thành thật cảm ơn!
Bà Trần Thị Soa là giáo viên tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đã nghỉ hưu năm 2006. Hiện bà Soa và nhiều giáo viên tại huyện chưa nhận trợ cấp một lần đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bà Soa đề nghị cơ quan chức năng giải đáp nguyên nhân việc chậm giải quyết chế độ theo quyết định nêu trên.
Ông Nguyễn Văn Chí (tỉnh Tuyên Quang) nhập ngũ tháng 3/1975, cấp bậc Đại úy, phục viên tháng 6/1990. Từ tháng 8/1992 đến tháng 3/2015 ông Chí lần lượt được bầu giữ các chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã, sau đó được nghỉ hưu. Ông Chí muốn được biết, trường hợp ông không nhận chế độ theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì ông được bảo lưu thời gian đóng BHXH trong quân đội là 15 năm 3 tháng, vậy mức lương bảo lưu là bao nhiêu? Lương hưu của ông được tính như thế nào? Mức lương bình quân 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu của ông thấp hơn mức lương 5 năm trước khi phục viên, vậy ông có được hưởng chế độ như quân nhân chuyển ngành không? Thời gian phục vụ trong quân đội ông có 6 năm 10 tháng công tác tại chiến trường nước bạn Lào thì có được hưởng phụ cấp khu vực không?