Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định như thế nào trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến?

Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định như thế nào trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến?

Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định như thế nào trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về người chỉ huy chữa cháy như sau:

Điều 28. Người chỉ huy chữa cháy
1. Người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân được phân công chỉ huy chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
2. Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Công an nhân dân chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
a) Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy;
b) Cháy phương tiện giao thông đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện vắng mặt thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;
c) Cháy tại thôn, tổ dân phố không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vắng mặt thì Đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.
[....]

Như vậy, trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Công an nhân dân chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:

(1) Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội trưởng Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy;

(2) Cháy phương tiện giao thông đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện vắng mặt thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;

(3) Cháy tại thôn, tổ dân phố không thuộc các trường hợp quy định tại (1)(2) thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vắng mặt thì Đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.

Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định như thế nào trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến?

Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định như thế nào trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến? (Hình từ Internet)

Khắc phục hậu quả vụ cháy bao gồm những hoạt động nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về khắc phục hậu quả vụ cháy như sau:

Điều 29. Khắc phục hậu quả vụ cháy
1. Khắc phục hậu quả vụ cháy bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội;
c) Phục hồi kịp thời hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
2. Người đứng đầu cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ phương tiện giao thông có phương tiện bị cháy, chủ hộ gia đình có nhà bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này trong điều kiện, khả năng cho phép.

Như vậy, khắc phục hậu quả vụ cháy bao gồm các hoạt động sau đây:

- Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội;

- Phục hồi kịp thời hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.

Tình huống cứu nạn, cứu hộ bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về tình huống cứu nạn, cứu hộ như sau:

Điều 32. Tình huống cứu nạn, cứu hộ
1. Tình huống cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy;
b) Cứu nạn, cứu hộ trong tình huống tai nạn, sự cố bao gồm: có người đuối nước; sập, đổ nhà, công trình, cây cối; tai nạn, sự cố do phương tiện, thiết bị gây ra; sạt lở đất, đá; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; các tai nạn, sự cố khác khi có yêu cầu;
c) Tìm kiếm nạn nhân.
2. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ trì thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong các tình huống quy định tại khoản 1 Điều này; phối hợp thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố khác, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tình huống cứu nạn, cứu hộ bao gồm:

- Cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy;

- Cứu nạn, cứu hộ trong tình huống tai nạn, sự cố bao gồm: có người đuối nước; sập, đổ nhà, công trình, cây cối; tai nạn, sự cố do phương tiện, thiết bị gây ra; sạt lở đất, đá; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; các tai nạn, sự cố khác khi có yêu cầu;

- Tìm kiếm nạn nhân.

Lưu ý: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 được thực hiện chậm nhất từ ngày 01/7/2027.

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí phân loại vụ cháy thành 05 cấp nguy hiểm từ 15/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng: Vi phạm nghiêm trọng về PCCC, phải kiên quyết đình chỉ hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
03 chế độ dành cho người tham gia phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định như thế nào trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chỉ huy chữa cháy thực hiện quyền chỉ huy bằng mệnh lệnh, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và có các quyền nào từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trách nhiệm cá nhân trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kể từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 vừa được ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội quy an toàn về PCCC gồm các nội dung cơ bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
Lê Nguyễn Minh Thy
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào