Việc nghỉ hưu có còn được lái xe ô tô không?
Tại khoản 1, Điều 1 của Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định: “Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp”.
Theo quy định trên, giấy phép lái xe (GPLX) hạng B1 không giới hạn về độ tuổi của người lái xe (tức là nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi vẫn được cấp GPLX hạng B1 để lái xe), mà chỉ quy định thời hạn để cấp lại GPLX phù hợp với độ tuổi của người lái xe.
Ví dụ:
Chị A đủ 18 tuổi được cấp GPLX lần đầu thì thời hạn của GPLX đến 55 tuổi; sau 55 tuổi, nếu chị A muốn tiếp tục lái xe thì phải đổi giấy phép lái xe, thời hạn của GPLX những lần đổi sau là 10 năm.
Ông B đã 59 tuổi mới học lái xe thì thời hạn cấp GPLX cho Ông B là 10 năm; sau 69 tuổi, nếu ông B muốn tiếp tục lái xe thì phải đổi giấy phép lái xe, thời hạn của GPLX những lần đổi sau là 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?