Khi nào ngân hàng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm những thiệt hại phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ?
Khi nào ngân hàng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm những thiệt hại phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ?
Căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 21 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nghĩa vụ như sau:
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
[...]
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nghĩa vụ:
[...]
g) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh trong trường hợp:
(i) Thiệt hại do sai sót hoặc do lỗi của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm việc không tuân thủ đúng quy định pháp luật về an toàn, bảo mật trong cung cấp dịch vụ;
(ii) Thiệt hại do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về xử lý các trường hợp liên quan đến gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật;
(iii) Thiệt hại do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không áp dụng biện pháp xử lý theo quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc khách hàng, tài khoản thanh toán của khách hàng liên quan đến gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật;
[...]
Như vậy, ngân hàng chịu trách nhiệm những thiệt hại phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ khi:
- Thiệt hại do sai sót hoặc do lỗi của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm việc không tuân thủ đúng quy định pháp luật về an toàn, bảo mật trong cung cấp dịch vụ;
- Thiệt hại do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về xử lý các trường hợp liên quan đến gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật;
- Thiệt hại do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không áp dụng biện pháp xử lý theo quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc khách hàng, tài khoản thanh toán của khách hàng liên quan đến gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật;
Khi nào ngân hàng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm những thiệt hại phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ? (Hình từ Internet)
03 trường hợp đóng tài khoản thanh toán và xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản thanh toán là gì?
Căn cứ tại điểm h khoản 1 Điều 13 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
Điều 13. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán
1. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
[....]
h) Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán và xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản thanh toán, bao gồm:
(i) Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng giấy tờ giả, mạo danh để mở hoặc sử dụng tài khoản thanh toán cho mục đích lừa đảo, gian lận hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác;
(ii) Trường hợp tài khoản không duy trì đủ số dư và không phát sinh giao dịch trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iii) Các trường hợp khác phù hợp quy định pháp luật;
[....]
Như vậy, 03 trường hợp đóng tài khoản thanh toán và xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản thanh toán sau đây:
- Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng giấy tờ giả, mạo danh để mở hoặc sử dụng tài khoản thanh toán cho mục đích lừa đảo, gian lận hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác;
- Trường hợp tài khoản không duy trì đủ số dư và không phát sinh giao dịch trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Các trường hợp khác phù hợp quy định pháp luật;
Các hình thức của tài khoản thanh toán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về các hình thức của tài khoản thanh toán như sau:
Điều 3. Các hình thức của tài khoản thanh toán
1. Các hình thức của tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung.
2. Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản thanh toán do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản thanh toán do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản thanh toán.
4. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức, cá nhân.
Như vậy, các hình thức của tài khoản thanh toán được quy định như sau:
- Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản thanh toán do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản thanh toán do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản thanh toán.
- Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?