Tra cứu hỏi đáp liệt sĩ

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp quyền sử dụng đất của con liệt sĩ 09:33 | 08/09/2016

Tôi là con của liệt sĩ và hiện đang có tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tôi đã làm đơn khởi kiện ra tòa án và tòa án đã thụ lý. Qua thông tin báo, đài tôi được biết đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân có nhu cầu. Nay ngoài nhu cầu cần được tư vấn pháp luật, tôi muốn nhờ Trung tâm TGPL cử luật sư đại diện, bảo vệ quyền lợi cho tôi tại tòa án trong vụ tranh chấp trên có được không?

Hỏi đáp pháp luật Trường hợp nào thương binh từ trần được xác nhận là liệt sĩ? 08:46 | 08/09/2016

Bố của bà Đỗ Minh Thư (Sóc Trăng) là thương binh hạng 2/4, suy giảm khả năng lao động 71%, thường xuyên bị đau đầu, mắt mờ, bác sĩ chẩn đoán do vết thương tái phát. Bà Thư hỏi, nếu bố của bà chết tại nhà thì có được công nhận là liệt sĩ không?

Hỏi đáp pháp luật Hướng dẫn xác nhận thương binh, liệt sĩ không còn giấy tờ 08:46 | 08/09/2016

Bà Trương Thị Hồng sinh năm 1953, là cựu thanh niên xung phong (TNXP) thuộc Hội TNXP xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Bà Hồng cùng đồng đội đã từng có thời gian phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bà Hồng được biết đã có hướng dẫn về việc xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ. Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Hồng, trong thực tế, khi làm hồ sơ để xét duyệt, bà Hồng và một số đồng đội vẫn bị yêu cầu phải có giấy xác nhận thương tật bản gốc, trong khi bà Hồng và một số đồng đội không còn giấy chứng thương và giấy tờ điều trị trong thời kỳ đó. Bà Hồng hỏi, bà cần có giấy tờ gì thay thế để làm thủ tục hưởng chế độ thương binh?

Hỏi đáp pháp luật Vợ liệt sĩ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 16:35 | 06/09/2016
Theo phản ánh của ông Dương Quang Đông, bà nội của ông có 8 người con trong đó có 3 người con trai, trong đó người bác cả và bố của ông Đông đã hy sinh. Hiện mẹ của ông Đông hưởng chế độ và tiền tuất của vợ liệt sĩ tại Hà Tĩnh. Hiện bà nội của ông Đông không được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, vì bố đẻ của ông Đông không có giấy báo tử gửi về quê. Theo hướng dẫn của cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi, gia đình ông Đông phải chuyển hết giấy tờ của mẹ ông ở Hà Tĩnh vào Quảng Ngãi thì mới được xem xét công nhận đối với trường hợp bà nội ông và mẹ ông sẽ không được hưởng tiếp chế độ người có công. Ông Đông hỏi, như vậy có đúng quy định không? Làm thế nào để bà nội ông được truy tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Hỏi đáp pháp luật Vợ liệt sĩ tái giá được trợ cấp tuất hàng tháng 16:33 | 06/09/2016

Bà Phạm Thúy (Thái Bình) hỏi: Bà nội tôi là vợ liệt sĩ tái giá, được hưởng chế tuất hàng tháng. Tháng 1/2016, bà tôi chết, vậy, trường hợp của bà nội tôi sau khi chết có được hưởng chế độ gì không?

Hỏi đáp pháp luật Về việc xác nhận liệt sĩ 14:52 | 06/09/2016

Con của bà Lê Thị Lượm (Quảng Ngãi) là Đặng Văn Hùng, nhập ngũ tháng 2/1987, tại Trung đoàn 270, Quân khu 5; chết ngày 5/4/1987 tại công trường A86. Gia đình bà Lượm đã nhiều lần làm đơn đề nghị giải quyết chế độ liệt sĩ cho con bà nhưng không có kết quả. Nay bà Lượm tiếp tục có đơn đề nghị được xem xét, giải quyết thỏa đáng chế độ liệt sĩ cho con của bà.

Hỏi đáp pháp luật Xác nhận liệt sĩ 14:52 | 06/09/2016

Theo phản ánh của ông Lê Quý Chúc (TP. Hải Phòng), mẹ đẻ của ông Chúc là cụ Trần Thị Nụ, có 2 con là liệt sĩ, trong đó có liệt sĩ Trần Văn Tiến là người con trước khi mẹ ông tái giá, được cậu ruột ở tỉnh Bắc Giang nuôi dưỡng từ nhỏ. Liệt sĩ Tiến hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và gia đình người cậu đã hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sĩ. Từ năm 2002, khi vợ chồng người cậu chết thì chế độ, chính sách cũng bị cắt hưởng, giấy tờ liên quan đến liệt sĩ cũng bị thất lạc. Hiện nay, liệt sĩ Tiến đang được một người trong họ ở TP. Bắc Giang thờ cúng. Từ năm 2013, gia đình ông Chúc đã liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang đề nghị cấp giấy xác nhận liệt sĩ, nhưng không được giải quyết với lý do Sở không có hồ sơ của liệt sĩ Tiến. Sau đó, gia đình ông Chúc đã cung cấp các thông tin của liệt sĩ để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang xác minh, tuy nhiên đến nay gia đình vẫn không nhận được hồi âm. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Chúc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận về trường hợp liệt sĩ Trần Văn Tiến, cấp Bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ, giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ cho gia đình, xem xét truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho mẹ đẻ ông.

Hỏi đáp pháp luật Điều kiện xác nhận liệt sĩ 14:52 | 06/09/2016

Bố chồng tôi là Nguyễn Trung Thành sinh năm 1929. Ông đi bộ đội (ở Sư đoàn 312), bị thương năm 1951, về sống tại trại thương binh ở Hạ Hòa và chết năm 1959 do vết thương tái phát nhưng không có giấy tờ gì cả. Hiện tại chỉ có một nhân chứng sống là bác Nguyễn Văn Hồng cùng đơn vị và cùng sống ở trại thương binh với bố tôi. Xin hỏi, trường hợp của bố tôi có được công nhận là liệt sĩ không?

Hỏi đáp pháp luật Không có quy định xác nhận liệt sĩ trên cơ sở người làm chứng 14:51 | 06/09/2016

Theo phản ánh của ông Trần Văn Việt (Hậu Giang), bố đẻ của ông Việt tham gia cách mạng năm 1964, hy sinh tháng 5/1970. Năm 2003, ông Việt đã làm hồ sơ đề nghị công nhận bố ông là liệt sĩ gửi Sở LĐTBXH tỉnh Hậu Giang, Sở cũng có Văn bản gửi Bộ LĐTBXH nhưng đến nay vẫn được giải quyết.

Hỏi đáp pháp luật Cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với thân nhân liệt sỉ 11:47 | 06/09/2016

Kính gửi: Bảo hiểm Xã hội thành phố Đà Nẵng Tôi là Phạm Bá Cường hiện trú tại phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tôi xin hỏi như sau: Tôi có một người chị (con ông chú) được cha tôi nuôi từ nhỏ, bản thân chị ấy là con liệt sĩ, và bị thương tật mất một cánh tay trái do đạn pháo trước năm 1975, mất sức lao động. Từ trước đến nay chị ấy mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại địa phương. Vậy trường hợp của chị tôi có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không? nếu được phải cần những thủ tục gì và liên hệ ở đâu? Tôi xin chân thành cám ơn.

Hỏi đáp pháp luật Quy định về chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 08:04 | 06/09/2016
Bà Nguyễn Thị Hồng (chungdragon91@...) là vợ liệt sĩ, đã từng chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống. Sau khi bố mẹ liệt sĩ qua đời, bà Hồng đi lấy chồng khác và không được hưởng bất cứ chế độ nào đối với vợ liệt sĩ. Vậy, trường hợp bà Hồng có được hưởng chế độ nào không và nếu được thì thủ tục như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Chế độ ưu đãi tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ 18:03 | 30/08/2016
Chồng tôi làm công an, hy sinh khi đi làm nhiệm vụ vào ngày 15/10/2012. Chồng tôi đã được Nhà nước công nhận là liệt sĩ. Các con của tôi hiện nay đều dưới 18 tuổi. Xin hỏi, các con tôi được hưởng chế độ ưu đãi tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ tính từ thời điểm nào?
Hỏi đáp pháp luật Đổi thẻ Gia đình liệt sĩ 18:03 | 30/08/2016
Tôi muốn đổi thẻ Gia đình liệt sĩ cho đúng năm sinh của thân nhân thì làm sao, cần những giấy tờ gì, nọp tại đâu ?
Hỏi đáp pháp luật Trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ 18:03 | 30/08/2016
Mức hưởng trợ cấp tối đa của thân nhân liệt sỹ đồng thời là thân nhân người có công đã từ trần. Tôi có 01 con là liệt sĩ, 01 con là thương binh tỷ lệ thương tật 76% từ trần và 01 con là bệnh binh tỷ lệ thương tật 76% cũng đã từ trần. Tôi đang hưởng trợ cấp tiền tuất liệt sĩ có được hưởng thêm 02 định suất tuất nữa hay không?
Hỏi đáp pháp luật Đào trộm hài cốt làm giả mộ liệt sĩ, diễn trò “nhập vong” phạm tội gì? 18:03 | 30/08/2016
Chiều 17-6, Công an Quảng Trị cho biết đã hoàn tất điều tra, làm rõ các hành vi phạm tội của 7 người trong đường dây làm giả hài cốt liệt sĩ với quy mô lớn do Nguyễn Văn Thuý (cậu Thuỷ) tổ chức. Vụ án được Công an Quảng Trị khởi tố vào cuối tháng 10-2013. Các bị can có mối quan hệ ruột thịt với hai chủ mưu là Thúy (56 tuổi) và Mẫn Thị Duyên (53 tuổi, vợ Thuý). Sau ra tù, vào năm 2008, Thúy và Duyên đã lợi dụng lĩnh vực tâm linh, lừa tìm kiếm mồ mả, hài cốt cho những ai có nhu cầu nhằm mục đích kiếm tiền. Thúy, Duyên đã lần lượt lôi kéo nhiều người thân cùng tham gia. Ban đầu, Thúy và Duyên dùng thủ đoạn mua tiểu sành cũ đem chôn làm giả nơi có mồ mả, hài cốt. Sau đó chúng dùng các thủ thuật giả tâm linh, khống chế thần kinh người nhà liệt sĩ dưới dạng “nhập vong” để dẫn đến nơi có hài cốt giả do chúng chọn sẵn. Năm 2010, thông tin “khả năng ngoại cảm” của Thúy và Duyên lan ra nhiều nơi, nhiều người đến đặt vấn đề nhờ chúng tìm hài cốt của người thân là liệt sĩ hy sinh tại các tỉnh phía Nam. Bọn chúng vẫn giở thủ đoạn làm mộ giả và diễn trò “nhập vong” để lừa các thân nhân liệt sĩ. Để các thân nhân liệt sĩ tin, cả nhóm lùng mua đồ dùng trong thời chiến rồi khắc tên làm giả di vật. Với hài cốt, Thúy và Duyên vờ là khách viếng nghĩa trang liệt sĩ để quan sát, chọn khu vực mộ chưa có tên để Nguyễn Văn Hoành (46 tuổi, em ruột Thúy), Mẫn Đức Phương (37 tuổi, em ruột Duyên), Nguyễn Trường Sơn (28 tuổi) và Nguyễn Anh Chiều (32 tuổi, cùng là con rể Duyên) ban đêm đến lấy trộm. Số hài cốt trộm được, nhóm nghi can mang về chia nhỏ rồi đưa đi chôn cùng các di vật làm giả. Với thủ đoạn trên, năm 2010-2013, nhóm này lừa 8 người đi tìm thân nhân là liệt sỹ, chiếm đoạt hơn một tỷ đồng. Cùng thời gian trên, một cán bộ tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam nhờ Thúy tìm người thân. Sau khi lừa được người này, Thúy phán “còn nhiều hài cốt” và đề nghị phát tâm cất bốc. Ngân hàng CSXH Việt Nam sau đó triển khai chương trình “Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ”. Đường dây của Thuý tham gia và đã lừa, chiếm đoạt 7 tỷ đồng qua 4 đợt cất bốc. Để thực hiện phi vụ làm ăn béo bở này, Thúy, Duyên và đồng bọn đã tìm đến các nghĩa trang liệt sĩ như Nghĩa trang liệt sĩ Tuyên Hóa, Quảng Bình; Hương Điền, Thừa - Thiên Huế; Gio Linh, Quảng Trị đào lấy trộm tổng cộng khoảng 60 bộ hài cốt liệt sĩ đi chôn ở các nơi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… Đến ngày 25-7-2013, khi Thúy, Duyên và đồng bọn đang thực hiện cái gọi là “soi” hài cốt, “tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ” tại thôn Lâm Xuân (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) thì bị các cơ quan chức năng địa phương phát hiện, ngăn chặn và tố cáo. Trong quá trình điều tra, Công an Quảng Trị cũng xác định được ông Vũ Đức Chung (69 tuổi, quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đắk Tô) đã nhận 30 triệu đồng để nhóm của Thúy lấy một số hài cốt liệt sĩ vô danh ở nghĩa trang. Vấn đề cần trao đổi là các nghi can đã phạm tội theo tội danh nào và sẽ phải chịu hình phạt ra sao?
Hỏi đáp pháp luật Chính sách đối với thân nhân liệt sĩ 18:03 | 30/08/2016
Gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, cử tri các tỉnh Bắc Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Cà Mau, Đồng Tháp đề nghị xem xét điều chỉnh mức trợ cấp thờ cúng liệt sĩ và có chính sách đối với thân nhân trực tiếp thờ cúng liệt sĩ như được hưởng BHXH, BHYT, hỗ trợ xây nhà tình nghĩa.
Hỏi đáp pháp luật Trợ cấp đối với thân nhân của liệt sĩ 18:03 | 30/08/2016
Ông nội tôi hy sinh năm 1952 nhưng đến năm 2015 gia đình tôi mới nhận được Bằng Tổ quốc ghi công. Vậy, gia đình tôi có được nhận tiền trợ cấp không, nếu được thì mức hưởng như thế nào? Người hỏi: Bùi Việt Dũng ( 11:19 21/05/2015)
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào