Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?

Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời? Từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong các trường hợp nào?

Quyền tác giả là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?

Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời? (Hình từ Internet)

Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?

Căn cứ Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:

Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Theo đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

- Quyền nhân thân sau được bảo hộ vô thời hạn:

+ Đặt tên cho tác phẩm.

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Quyền nhân thân công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có thời hạn bảo hộ như sau:

(1) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;

Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại (2);

(2) Tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 55 năm tiếp theo năm tác giả chết;

Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

(3) Thời hạn bảo hộ (1), (2) chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời tùy thuộc vào loại quyền nhân thân và tùy thuộc vào loại tác phẩm theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

Từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong các trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và trả hồ sơ, thông báo bằng văn bản trong các trường hợp sau:

- Không đáp ứng các điều kiện cấp, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

- Phát hiện tác phẩm có hình thức hoặc nội dung: Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật; chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; mê tín dị đoan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;

- Phát hiện tác phẩm đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;

- Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp lại vẫn không hợp lệ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

Quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy bài viết của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép, không dẫn nguồn bị xử phạt hết bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất năm 2023? Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính bao gồm giấy tờ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
Tạ Thị Thanh Thảo
151 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào