Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Cán bộ trực ban tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ phải hỏi rõ các thông tin gì?
- Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ những gì?
Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về tổ chức tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Điều 4. Tổ chức tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ
1. Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ gồm:
a) Cục Cảnh sát giao thông; các đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt của Cục Cảnh sát giao thông có trụ sở độc lập;
b) Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh); Đội Cảnh sát giao thông, Trạm Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh có trụ sở độc lập;
c) Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện).
[...]
Theo đó, các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ gồm:
- Cục Cảnh sát giao thông; các đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt của Cục Cảnh sát giao thông có trụ sở độc lập;
- Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh); Đội Cảnh sát giao thông, Trạm Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh có trụ sở độc lập;
- Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện).
Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Cán bộ trực ban tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ phải hỏi rõ các thông tin gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 72/2024/TT-BCA, thì cán bộ trực ban tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ phải hỏi rõ các thông tin sau:
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo tin;
- Thời gian nhận tin báo, thời gian, địa điểm xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Thiệt hại ban đầu về người: số người chết, số người bị thương (nếu có);
- Thông tin phương tiện (biển sổ, loại phương tiện, đặc điểm khác nếu có), thiệt hại về phương tiện đường bộ, công trình giao thông đường bộ và tải sản khác (nếu có);
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của những người liên quan hoặc người biết về vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra (nếu có);
-Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có người điều khiển phương tiện bỏ chạy thì phải hỏi rõ thông tin về đặc điểm phương tiện (biển số, màu sắc, chủng loại, nhãn hiệu), hướng di chuyển của phương tiện, đặc điểm của người điều khiển phương tiện;
- Những thông tin khác về vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 72/2024/TT-BCA, thì khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ:
- Có hay không có dấu hiệu tội phạm;
- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ;
- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tinh chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
- Trong quá trình điều tra, xác minh có thể đề xuất trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?