Trường hợp nào thương binh từ trần được xác nhận là liệt sĩ?

Bố của bà Đỗ Minh Thư (Sóc Trăng) là thương binh hạng 2/4, suy giảm khả năng lao động 71%, thường xuyên bị đau đầu, mắt mờ, bác sĩ chẩn đoán do vết thương tái phát. Bà Thư hỏi, nếu bố của bà chết tại nhà thì có được công nhận là liệt sĩ không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B) suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát thì được xem xét, xác nhận liệt sĩ.

Việc xem xét, xác định nguyên nhân tử vong là trách nhiệm của cơ quan y tế. Vì vậy, Điểm i, Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Điểm b, Khoản 8, Điều 4, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXHngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% từ trần trong khi điều trị vết thương tái phát tại cơ quan y tế cấp huyện trở lên và có bệnh án điều trị, biên bản kiểm thảo tử vong thì mới đủ cơ sở xem xét, xác nhận là liệt sĩ.

Do đó, trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động 71% nếu chết ở nhà và không có bệnh án, biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp huyện trở lên khẳng định chết do vết thương tái phát thì chưa đủ cơ sở để xem xét xác nhận liệt sĩ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
276 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào