Năm 1994, cô ruột tôi có được bệnh viện cấp cho một lô đất khoảng 30m2 với điều kiện phải xây nhà ngay. Tuy nhiên do thời điểm đó, nhà cô tôi không đủ điều kiện để xây nhà, nên có đề nghị tôi mua miếng đất này với giá 80 triệu, và cho được trả dần trong 3 năm. Khi trả xong sẽ giao sổ đỏ nhà đất và chuyển tên quyền sử dụng. Vì tin tưởng cô và thấy hợp lý (vì thời điểm đó tôi cũng có nhu cầu mua nhà nhưng chưa đủ tiền), nên tôi đã đồng ý mua và có vay mượn gia đình để xây một căn nhà bằng có gác xép. Khi xây dựng nhà xong, gia đình tôi đã chuyển đến sống ngay tại căn nhà này. Đúng như đã giao hẹn, năm nào tôi cũng thu xếp trả nợ cho cô tôi số tiền như đã quy định. Tuy nhiên, đến gần thời kỳ hết 3 năm (năm 2007) khi số nợ tiền đất tôi gần trả hết thì gia đình cô tôi đã gây khó dễ do thời gian này đất khá đắt. Liên tục cô đòi tăng giá tiền nhà, vì trong thời gian này tôi biết mình cũng không thể mua được nơi nào khác với số tiền như vậy, nên tôi cũng đã đồng ý tăng thêm 50 triệu, kèm điều kiện khi con cô học xong sẽ lo việc vào một cơ quan Nhà nước. Mặc dù thoả thuận như vậy, lòng tham của gia đình cô tôi vẫn vô bờ và thấy mức giá đấy là không đủ. Nghe lời của gia đình, cô tôi một mực đòi nhà lại để bán cho người khác với mức giá cao hơn (nghe đâu có người đã trả 800 triệu đồng). Không đồng ý, cả hai bên buộc phải làm đơn ra toà. Sau nhiều lần đàm phán, hai bên đều chưa đưa ra một hướng giải quyết nào. Sau nhiều năm qua, tôi vẫn thường xuyên bị triệu tập lên các cơ quan chức năng để giải trình mà vẫn không giải quyết xong, giấy tờ nhà vẫn không làm được. Vậy xin hỏi luật sư, với trường hợp trên phải giải quyết như thế nào? Gia đình tôi có khả năng làm sổ đỏ nhà đất khi mà đang xảy ra tranh chấp không? Hãy cho tôi một lời khuyên tốt nhất. Nếu giờ tôi đồng ý trả lại nhà thì sẽ được đền bù thế nào? Xin cảm ơn!
Cổng TTĐT Chính phủ nhận được phản ánh của một số giáo viên trường THCS tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai về những vướng mắc khi áp dụng chế độ thu hút theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP do quyết định luân chuyển giáo viên không ghi thời hạn công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các giáo viên trường THCS tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, nếu áp dụng quy định trên và văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai về giải quyết vướng mắc khi thực hiện chính sách đối với nhà giáo theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP thì nhiều giáo viên trên địa bàn sẽ không được hưởng chế độ phụ cấp thu hút bởi vì quyết định luân chuyển của họ không ghi thời hạn công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
GD&TĐ - Tôi là Phó hiệu trưởng trường tiểu học công lập. Tôi công tác xa gia đình (ngoại tỉnh). Khi bố, mẹ tôi qua đời không phải trong thời gian nghỉ hè của giáo viên, tôi có được thanh toán tiền tàu xe để về đám tang bố, mẹ không? – Nguyễn Thị Liễu (nguyenthilieu***@gmail.com).
Xin chào luật sư cho e hỏi để xác nhận tình trạng nhà, đất làm cơ sở để bổ túc hồ sơ làm hộ khẩu thì điều kiện họ cần có giấy tờ gì? Căn cứ vào luật đất đai hay luật cư trú để xác nhận cho họ. Xin cám ơn luật sư!
Tôi là giáo viên biên chế của một trường công lập thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Quê tôi ở Hà Nam. Nếu tôi nghỉ phép (không phải là 2 tháng hè) về thăm gia đình thì có được thanh toán tiền tàu, xe hay không? – Ngô Cẩm Nhung (ngcamnhung***@gmail.com)
Tôi là giáo viên đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tôi được Phòng GD&ĐT cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tập trung 2 tháng.
Tuy nhiên tôi mới được nhận hỗ trợ tiền học phí, còn lại tôi phải tự túc hoàn toàn. Xin được hỏi chuyên mục, trường hợp của tôi có được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn hay không? - Trương Công Tiến (congtien***@gmail.com).
Tôi được biết từ ngày 1/1/2013 đã quy định rõ về chế độ trang phục đối với giáo viên thể dục nhưng lại không quy định rõ về số lượng tiền là bao nhiêu. Tại tỉnh tôi có rất nhiều mức chi khác nhau: 2,3 - 2,9 triệu đồng, còn huyện tôi lại chi có 1,4 triệu đồng. Việc làm đó đúng hay sai? - Vũ Quốc Tuấn (tuantheduc***@gmail.com).
Năm 2003, tôi là giáo viên hợp đồng của tỉnh Sơn La. Thời gian này tôi dạy ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và đã được hưởng phụ cấp thu hút 5 năm.
Do không được vào biên chế, năm 2011, tôi tham gia thi tuyển viên chức ở tỉnh Điện Biên và đã trúng tuyển. Sau khi trúng tuyển, tôin được phân công dạy ở vùng có điều kiện thuận lợi.
Tôi được phòng GD&ĐT thông báo, năm học 2015-2016 tới đây, tôi sẽ chuyển về dạy ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Vậy theo quy định, trường hợp của tôi có tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút không, hay chuyển sang hưởng phụ cấp lâu năm theo Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ? – Nguyễn Văn Quy (nguyenvanquy***@gmail.com).
Tôi là giáo viên tiểu học ở một trường công lập nằm trên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (KTXH - ĐBKK), đã hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP 3 năm (vì tôi dạy ở vùng khó được 3 năm, thì chuyển về vùng thuận lợi).
Năm học 2015-2016, tôi được thông báo sẽ biệt phái về vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK 2 năm. Vậy trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp thu hút và các khoản phụ cấp khác hay không? – Nguyễn Văn Đô (nguyenzo***@gmail.com).
Tôi là giáo viên của vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tôi phòng GD&ĐT được cử đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có quyết định bằng văn bản.
Vậy theo quy định thì tôi được hưởng tiền trợ cấp, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp hay là được cấp tài liệu trực tiếp? – Ngô Thị Lan Hương (ngolanhuong***@gmail.com).
Năm 2002 tôi về công tác tại trường Tiếu học số 2 xã Mường Kim (Than Uyên, Lai Châu), đến năm 2006 tôi được chuyển đến công tác tại trường Tiểu học xã Tà Mung.
Đến 15/08/2011 tôi được bổ nhiệm và điều động về làm phó hiệu trưởng và về công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Ta Gia (Than Uyên, Lai Châu). Vậy trường hợp của tôi có tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút nữa không? – Phạm Anh Tuấn (tuan***@gmail.com).
Tôi đang giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất tại trường THCS. Tôi muốn hỏi quy định về tính lương ngoài giờ cho giáo viên thể dục thể thao được áp dụng như thế nào? – Hoàng Văn Đức (duchoang***@gmail.com).
Tôi là giáo viên tiểu học. Vừa qua, tôi được phòng GD&ĐT cử đi tập huấn, đào tạo 2 ngày ở trên tỉnh.
Xin hỏi, trường hợp của tôi có được thanh toán công tác phí và tính tiền làm thêm (tiền làm ngoài giờ) hay không? – Nguyễn Kim Huệ (kimhue***@gmail.com).
Ông Huỳnh Ngọc Phú (phuhn070809@...) hỏi: Tôi bị giữ Giấy phép lái xe gắn máy đến nay đã hơn 2 năm, nhưng vì lý do khách quan tôi không thể đi lấy được. Nay, tôi muốn lấy lại Giấy phép lái xe có được không?
Bà Nguyễn Thanh Phương (thanhphuong.nguyenlh@...), giáo viên trường Tiểu học Lang Minh, ấp Tây Minh, xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đề nghị giải đáp chế độ với giáo viên công tác tại ấp có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ. Theo phản ánh của bà Phương, ấp Tây Minh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng các giáo viên công tác tại đây hiện không được hưởng các chế độ theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bà Phương hỏi, giáo viên công tác tại ấp có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có được áp dụng các chính sách quy định tại Nghị định 61/2006/NĐ-CP như các xã đặc biệt khó khăn không?
Bà Nguyễn Thị Thoa, giáo viên Trường Tiểu học số 2 An Thịnh, thôn Làng Lớn, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, muốn biết các giáo viên nơi đây có được hưởng chế độ ưu đãi đối với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn không?
Tôi làm việc trong Phòng Hàn của một công ty Ô Tô. Công việc chủ yếu trong bộ phận là Hàn Khung xe, bao gồm Hàn CO2, Hàn điện áp cao và mài xử lý bề mặt. Đặc điểm môi trường làm việc là nhiều tiếng ồn, bụi kim loại và CO2. Xin hỏi là công nhân trong bộ phận được tính trợ cấp độc hại 10.000đ (Hiện vật) là đúng hay sai. Tôi là Tổ trưởng giám sát chất lượng sản phẩm, theo dõi quá trình sản xuất, xử lý các sự cố. trực tiếp làm việc khi cần thiết... Vậy tôi có được hưởng trợ cấp độc hại không ? Nếu tôi làm việc từ năm 2008 đến nay, nếu như được trợ cấp độc hại thì có được truy thu không ? Xin cám ơn!