Bố tôi và bác tôi (anh trai bố tôi) được bà nội tôi chia thừa kế cho mỗi người một diện tích đất bà tôi sở hữu ở quê (có viết di chúc bằng văn bản , có người làm chứng và có đóng dấu xác nhận của UBND xã ) Từ năm 1998 đến nay hàng năm bố tôi vẫn đóng đầy đủ thuế đất (phần đất bố tôi được hưởng) tại thôn. Bố tôi vẫn còn giữ các hoá đơn đóng tiền và tại sổ sách của thôn vẫn còn l ưu. Khoảng năm 1999 chính quyền làm thủ tục cấp sổ đỏ v à bác tôi đã làm sổ đỏ đứng tên của bác toàn bộ diện tích đất (mà đáng ra có 1 phần bố tôi được hưởng – do bác nhận toàn bộ đất đó là của bác). Do lúc đó bố tôi không sống tại quê nên không biết việc bác làm sổ đỏ cả phần đất của bố tôi. Xin tư vấn cho tôi: Đến nay, bố tôi muốn lấy lại mảnh đất được bà tôi cho và làm sổ đỏ đứng tên bố tôi (tức là tách diện tích đất trên sổ đỏ của bác tôi ra 2 phần theo di chúc) có được không ? Có người tư vấn cho bố tôi 2 cách như sau: 1. Làm đơn kiện ra chính quyền xã về đòi thừa kế theo di chúc để chính quyền huỷ sổ đỏ v à l àm lại sổ đỏ cho bác tôi và bố tôi. 2. Bác tôi và gia đình bác đồng ý “tặng cho” bố tôi phần đất bố tôi được hưởng - có v ăn bản - để sau đó tiến hành làm thủ tục sang tên phần đất bố tôi được bà nội cho. Hiện nay, khi bố tôi đang làm theo cách thứ 2 tức là Bác tôi và gia đình bác đồng ý “tặng cho” bố tôi phần đất bố tôi được hưởng - nhưng khi làm thủ tục tách sổ đỏ thì ngoài lệ phí trước bạ phần đất bố tôi được hưởng thì bố tôi còn được phòng địa chính huyện thông báo phải nộp thêm tiền khoảng 6% giá trị tiền đất nữa. Trong thâm tâm bố tôi không muốn kiện tụng gì bác tôi cả mà chỉ muốn nếu thực hiện theo cách thứ hai mà phải đóng quá nhiều tiền như thông báo thì ông sẽ thực hiện phương án kiện nhưng là kiện xã và huyện đã cấp sổ đỏ sai v à đòi chia thừa kế chứ không phải là kiện bác tôi (vì bố tôi vẫn đóng thuế đất hàng năm). Vậy tôi muốn xin tư vấn một số điều như sau: - Di chúc bà nội tôi có hiệu lực hay không (bố tôi có đi hỏi một người làm trên xã và được trả lời là di chúc đó không có giá trị gì cả nhưng họ không nói được lý do tại sao) - Ngoài lệ phí trước bạ phải đóng thì nếu thực hiện theo cách thứ 2 bố tôi có phải nộp thêm khoản tiền thuế gì nữa không? - Bố tôi phải làm các thủ tục g ì và bắt đầu từ đâu để có thể lấy lại phần đất bố tôi được hưởng v à làm được sổ đỏ đứng tên bố tôi? Tôi rất mong sớm nhận được tư vấn của các Luật sư để bố tôi yên tâm và đỡ vất vả Vì hiện nay ông đã già nhưng cứ phải đi đi về về (bố tôi sống tại nơi khác) và vẫn chưa giải quyết được gì. Xin chân thành cám ơn!
Chào mọi người, Nhà tôi hiện tại có sổ hồng (1 trệt, 1 lầu), diện tích đất xây nhà 28m2. Nay tôi dự định mua thêm phần đất phía sau nhà (liền kề) 16m2 để ghép vào phần đất hiện tại của tôi (28m2) để tăng diện tích nhà lên (sẻ xây mới sau này). Tôi xin hỏi: - Tôi có thể làm lại sổ hồng với diện tích mới được không? - Quy trình thay đổi như thế nào? Xin moi người góp ý kiến cho tôi. Chân thành cám ơn.
Năm 2012, thông qua công ty môi giới A do anh B làm giám đốc, tôi đã trúng tuyển vào vị trí biên phiên dịch của 1 công ty C tại Nhật Bản. Theo thỏa thuận ban đầu (bằng miệng) tôi có trình bày là muốn làm việc ở Nhật 3 năm, sau 3 năm sẽ quyết định tiếp là có làm thêm 2 năm nữa hay không.
Tuy nhiên, anh B nói là cứ ký hợp đồng 5 năm, sau 3 năm các bên sẽ cùng nhau thỏa thuận lại. Vì vậy, hợp đồng lao động giữa tôi và anh B là 5 năm, nhưng hợp đồng lao động giữa tôi và công ty C ở Nhật chỉ có 3 năm. Và tất cả các giấy tờ dùng để bảo lãnh tôi sang làm việc ở Nhật đều dưới tên của công ty C. Đến cuối tháng 2.2015, tôi sẽ hoàn tất 3 năm làm việc tại đây và muốn chấm dứt hợp đồng này để sang Mỹ định cư. Tôi muốn biết là trường hợp tôi chấm dứt hợp đồng trước 5 năm thì anh B có cơ sở gì để kiện tôi ra tòa hay không? Tôi đã đóng cho anh B là 600,000 JPY phí môi giới và hiện anh B đang giữ bản gốc bằng tốt nghiệp đại học của tôi, vậy tôi có thể yêu cầu anh ấy trả lại bằng tốt nghiệp hay không?Huynh Cam Tien (tientoyo@gmail.com)
Các phương tiện truyền thông nói nhiều đến vấn đề bình đẳng giới, vậy xin cho biết thế nào là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và những quy định cụ thể của biện pháp này?
Lê Hoài Thương (Nha Trang)
(PLO)- Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài đã ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
Chồng sắp cưới của tôi là Việt kiều Mỹ và anh ấy đã ly hôn ở Mỹ. Nay chúng tôi làm thủ tục đăng ký kết hôn thì cán bộ Sở Tư pháp yêu cầu chồng tôi phải làm thủ tục ghi chú ly hôn rồi mới được giải quyết việc kết hôn. Sao phải làm thủ tục này trong khi anh ấy đã có bản án ly hôn?
Nguyen tuong van (vanlyly_17889@gmail.com)
Ông bà nội tôi có một thửa đất và bà đã sống trên thửa đất đó từ cách đây khoảng 25 năm. Đến năm 2010 thửa đất đó mới được cấp giấy chứng nhận nhưng bà nội tôi lại mất vào năm 2003. Giấy chứng nhận cấp cho “hộ A” (tên ông nội tôi). Ông tôi muốn tặng diện tích đất này cho tôi thì có cần phải làm thủ tục phân chia thừa kế phần tài sản của bà nội tôi trong khối tài sản chung trên không? Hay là làm luôn hợp đồng tặng cho giữa ông và tôi?
Nhân viên quản lý dấu cơ quan em có sơ hở để cho 01 nhân viên kế toán trong đơn vị lén lấy dấu (nhiều lần trong thời gian hơn một năm) để đóng vào chứng từ để gởi ngân hàng và rút riền ra chiếm đoạt với số tiền hơn 6 tỷ đồng bằng hình thức giả chữ ký của lãnh đạo cơ quan em. Cơ quan công an điều tra và cáo trạng đã xác định nhân viên đó tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng ". Vậy nhân viên giữ dấu có bị trách nhiệm hình sự không? người đứng đầu cơ quan em sẽ chịuu trách nhiệm gì vì cơ quan em là cơ quan nhà nước, có thể chịu trách nhiệm hình sự không vì đã để mất tiền được nhà nước giao quản lý. Nếu chịu trách nhiệm hành chính thì nhân viên giữ dấu và lãnh đạo đơn vị bị ở mức độ nào? Ngân hàng chịu trách nhiệm gì khi không đối chiếu chữ ký. Ngân hàng có bắt cơ quan em chịu trách nhiệm không vì dấu là của cơ quan em. Lãnh đạo cơ quan em bị xử lý kỷ luật do trong quá trình quản lý đã làm mất tiền trong vụ án em đã nêu ở trên. Hội đồng kỷ luật đã bỏ phiếu với hình thức cảnh cáo theo qui định của Pháp lệnh công chức và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ, nhưng chưa ra quyết định. Nay Hội đồng kỷ luật được chỉ đạo phải họp lại và bỏ phiếu lại theo hình thức nặng hơn và hiện đang yêu cầu lãnh đạo cơ quan em làm lại Bản kiểm điểm. Như vậy Hội đồng kỷ luật thực hiện có đúng qui định Pháp luật về xử lý kỷ luật? Thời hiệu xử lý kỷ luật là như thế nào? Xin luật sư tư vấn dùm vì hiện nay cơ quan em đang rất lúng túng và lo lắng. Rất mong sự trả lời sớm của Luật sư vì vụ án này sắp được Toà án xử. Xin chân thành cám ơn Luật sư.
Nhà tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,do sơ xuất nên tôi đã bị mất giấy chứng nhận. Vậy xin hỏi thủ tục để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó?
Chào luật sư, tôi có vấn đề sau nhờ tư vấn giúp.
Tôi mua một mảnh đất qua môi giới (cò). Nếu hợp đồng chuyển nhượng chỉ có chứng thực của UBND thị trấn và cả bên bán và bên mua đều không đến ký tên thì khi khởi kiện có đòi tiền lại được không? (do tôi không biết bên bán thiếu chữ ký của vợ. Cò nói vợ chồng người bán đã ly hôn).
Một điều nữa, khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu mà bên bán không trả lại tiền cho người mua thì có bị xử lí gì không?
Tôi xin cảm ơn.
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước trong các trường hợp nào?
Gửi bởi: Nguyễn Văn A
Bố mẹ chồng tôi viết giấy chuyển nhượng đất cho chồng tôi từ năm 2010 và có chính quyền địa phương ký, đóng dấu xác nhận. Đến năm 2012 chúng tôi kết hôn, ông bà lại viết giấy với nội dung không cho chồng tôi mảnh đất ấy và yêu cầu chúng tôi ký (không có người làm chứng). Như vậy giấy tờ chuyển nhượng năm 2010 có hợp lệ không và chồng tôi có được mảnh đất không?
Gửi bởi: Liên
Vợ chồng tôi đứng tên một căn nhà và hiện đang cho người khác thuê. Nay chúng tôi cần vốn làm ăn nên tính đem căn nhà này thế chấp vay tiền ngân hàng thì luật có cho phép không?Nếu được thì tôi có thể ủy quyền cho chồng tôi ký tên, lo mọi thủ tục vay tiền ngân hàng (vì tôi mới sinh con đi lại bất tiện) được không?
Trần Thị Tuyết (tuyett.t@gmail.com)
Trước đây khi tôi làm công nhân thì có con với một anh trưởng phòng người Đài Loan. Tôi và con ở quận 5 đến nay con tôi được 10 tuổi thì anh ấy trở lại Việt Nam và muốn nhìn nhận con để đứng tên cha trong khai sinh cho cháu. Vậy khi đi làm thủ tục trên thì pháp luật có buộc phải lấy ý kiến vợ anh ấy hay không (anh ấy đã có vợ ở Đài Loan)?
Nguyen Thi Oanh Hien (hienoanhxinchang_1791969@gmail.com)
Xin hỏi Luật sư về các khoản bồi thường dân sự tai nạn giao thông hoàn toàn do lỗi người điều khiển xe ôtô gây ra? Nếu người bị tai nạn có thẻ bảo hiểm y tế nên khi nằm viện được bảo hiểm y tế thanh toán, chỉ phải đóng thêm tiền thuốc ngoài danh mục thì sẽ được tính bồi thường như thế nào?
Về trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất quy định tại các Điều 127 và 129 Luật Đất đai năm 2003 có quy định người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện thủ tục trên thì được lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, ngày 30/7/2012, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1593/QĐ-UBND về việc quy định thẩm quyền công chứng đối với hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; đến ngày 24/8/2012, UBND huyện Hòn Đất có văn bản số 873/UBND-PTP có nội dung yêu cầu UBND các xã, thị trấn không thực hiện việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện Hòn Đất. Trên địa bàn huyện có 14 xã, thị trấn, việc UBND huyện có văn bản chỉ đạo nêu trên có phải là văn bản trái quy định của pháp Luật Đất đai hay không; việc này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân khi phải thực hiện việc công chứng các hợp đồng giao dịch do chi phí, đi lại... Xin chuyên mục tư vấn pháp luật giải đáp, trường hợp này người dân phải làm gì. Chân thành cảm ơn!
Gửi bởi: Nguyen Minh Nhut - Cao Thai Han
Thưa luật sư, giai đình tôi đang tranh chấp về nhà đất là: gia đình tôi có 4 người con, 3 gái 1 trai, ba tôi mất lâu rồi giờ chỉ còn má tôi. Tôi là con gái thứ 3 và đứa con gái thứ út sống chung với má tôi mấy chục năm rồi, chị 2 tôi về ở nhà chồng, còn người con trai thứ tư thì bỏ má tôi 20 mấy năm không chăm sóc, phụng dưỡng bà gì hết. Tôi và em út nuôi má tôi đến mất.
Má tôi mới mất được gần 2 tháng, không có để lại di chúc gì hết, bây giờ thằng con trai về đòi giành hết nguyên căn nhà mà tôi với em úc tôi ở nuôi bà mấy chục năm nay. Còn cái nữa là khoảng 10 năm trước, lúc má tôi chưa mất, căn nhà mà tôi ở chung với má tôi có 2 bên, lúc đó má tôi bán cho tôi 1 bên với giá 20 triệu, vừa bán vừa cho, giấy tờ ghi bằng tay có má tôi, 3 chị em gái tôi với bà hàng xóm kế bên kí tên vào giấy nhưng không có lên phường hoặc xã công chứng.
Nhà có sổ hồng, hộ khẩu đầy đủ hết, nhưng mà hộ khẩu thì 2 người con gái mang họ mẹ, còn 1 người con gái với 1 người con trai thì mang họ ba tôi. 4 người đều là con chung hết, không có người nào là con riêng. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tài sản của má tôi để lại sẽ được chia như thế nào? Còn phần nhà tôi mua lúc trước là của riêng mình tôi hay phải chia hết ra luôn?
(PLO)- Người được nhận làm con nuôi gồm có trẻ em dưới 16 tuổi. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Bạn tôi 17 tuổi nhưng cha, mẹ đã mất. Nay cậu ruột bạn ấy muốn nhận bạn ấy làm con nuôi để lo chuyện học hành thì có được không (vì tôi nghe nói chỉ những người từ 16 tuổi trở xuống mới được)?
Trần Thị Lan Vy (vy_121212@gmail.com)