Hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2012, thông qua công ty môi giới A do anh B làm giám đốc, tôi đã trúng tuyển vào vị trí biên phiên dịch của 1 công ty C tại Nhật Bản. Theo thỏa thuận ban đầu (bằng miệng) tôi có trình bày là muốn làm việc ở Nhật 3 năm, sau 3 năm sẽ quyết định tiếp là có làm thêm 2 năm nữa hay không.​ Tuy nhiên, anh B nói là cứ ký hợp đồng 5 năm, sau 3 năm các bên sẽ cùng nhau thỏa thuận lại. Vì vậy, hợp đồng lao động giữa tôi và anh B là 5 năm, nhưng hợp đồng lao động giữa tôi và công ty C ở Nhật chỉ có 3 năm. Và tất cả các giấy tờ dùng để bảo lãnh tôi sang làm việc ở Nhật đều dưới tên của công ty C. Đến cuối tháng 2.2015, tôi sẽ hoàn tất 3 năm làm việc tại đây và muốn chấm dứt hợp đồng này để sang Mỹ định cư. Tôi muốn biết là trường hợp tôi chấm dứt hợp đồng trước 5 năm thì anh B có cơ sở gì để kiện tôi ra tòa hay không? Tôi đã đóng cho anh B là 600,000 JPY phí môi giới và hiện anh B đang giữ bản gốc bằng tốt nghiệp đại học của tôi, vậy tôi có thể yêu cầu anh ấy trả lại bằng tốt nghiệp hay không?Huynh Cam Tien (tientoyo@gmail.com)

Theo Luật Người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 (NLĐVNĐLVƠNN) tại Điều 6: Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Theo Điều 27 Luật NLĐVNĐLVƠNN: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ. 1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây: a) Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương; b) Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Khoản 3, Khoản 5 Điều 3 Luật NLĐVNĐLVƠNN ngoài quy định:

“3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.”

Điều 73 Luật NLĐVNĐLVƠNN về giải quyết tranh chấp:

“1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.”

Ngoài việc thực hiện đúng cam kết theo HĐLĐ, bạn còn phải thực hiện đúng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ thỏa thuận tại hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có cơ sở để khởi kiện.

Bạn nên có sự thỏa thuận với bên doanh nghiệp cung ứng về việc chấm dứt hợp đồng.

Về tiền môi giới: Theo Điều 20 Luật NLĐVNĐLVƠNN, tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo Thông tư 16/2007 Mục 2 khoản 1: Mục 2 khoản 5. Hoàn trả tiền môi giới: Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: Người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.

Theo thông tin bạn nêu, tới năm 2015 khi về nước bạn làm được 3 năm, như vậy, đối chiếu với quy định trên bạn không được nhận lại tiền môi giới.

Việc anh B giữ bản gốc bằng tốt nghiệp đại học của bạn là trái với quy định tại Điều 20 của Bộ luật Lao động năm 2012: Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Bạn có thể đề nghị anh B hoàn trả lại bạn theo quy định pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
165 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào