Cơ quan tôi là Bưu điện tỉnh Long An, trực thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Cơ quan tôi đang đầu tư một dự án xây mới nhà Bưu điện huyện (tổng mức đầu tư 4 tỷ đồng).
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Tổng công ty quyết định đầu tư thì cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng sẽ thẩm định thiết kế, dự toán.
Hiện nay, Tổng công ty giao cho Bưu điện tỉnh Long An quyết định đầu tư dự án, vậy dự án trên có được chuyển cho Sở Xây dựng tỉnh Long An thẩm định không?
Ông Lê Minh Tân công tác tại Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng và phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng quy định tại Luật Xây dựng.
Theo ông Tân phản ánh, đối với công trình vốn ngân sách Nhà nước thì cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 58 và thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình xây dựng quy định tại khoản 1, 2 Điều 82 Luật Xây dựng.
Đối với công trình vốn khác, cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 58 và thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng quy định tại khoản 3, Điều 82.
Phí thẩm định theo Thông tư số 176/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính chỉ quy định phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Ông Tân hỏi, Chủ đầu tư trình cơ quan chuyên môn thẩm định 2 giai đoạn: Thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc dự toán thì tiền thu như thế nào?
Nếu cơ quan chuyên môn thẩm định không yêu cầu Chủ đầu tư thuê tư vấn ngoài thẩm tra thì số tiền thẩm tra cơ quan chuyên môn có được hưởng không? Trường hợp cơ quan chuyên môn có khả năng thẩm tra thì cơ quan chuyên môn có được vừa thẩm tra, vừa thẩm định không?
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn (như: khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc khảo sát lập dự án đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư khác) có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng thì được chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, quy trình chỉ định thầu thực hiện theo Điều 41 của Nghị định 58/CP.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 41 Nghị định 58/CP quy định: “Trường hợp được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tiến hành việc lập và phê duyệt dự toán theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu thầu”.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu thầu quy định: “Trước khi thực hiện chỉ định thầu, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định”.
Để phục vụ cho công tác quản lý dự án, cũng như việc quản lý đấu thầu được tốt. Tôi muốn hỏi: Đối với các gói thầu chuẩn bị đầu tư (như: khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc khảo sát lập dự án đầu tư) có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng (thậm chí chỉ vài chục triệu đồng) có phải do chủ đầu tư phê duyệt dự toán hay không? Vì việc thẩm định và phê duyệt công tác chuẩn bị đầu tư như trên không được quy định trong Nghị định số 16/CP, Nghị định số 112/CP và cả trong Nghị định 12/CP của Chính phủ mới ban hành.
Em có công trình mở thầu trước ngày 15/5/2015 có nghĩa là công văn 502/SXD-QLXD, ngày 14/5/2015 chưa có hiệu lực, nhưng cũng chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu cũng như chưa ký kết hợp đồng xây dựng như vậy cho em hỏi 2 vấn đề sau:
Thứ nhất: Chủ đầu tư mời nhà thầu thương thảo trước về giá tức là điều chỉnh giảm theo công văn 502 trước khi kết quả lựa chọn nhà tức là giá ký kết hợp đồng trùng với gia đã điều chỉnh, nếu làm như vậy có sai với nghị định 63 của chính phủ không
Thứ 2: Hay vẫn ra kết quả lựa chọn nhà thầu bình thường như giá nhà thầu đã chào thầu, sau khi có kết quả về lựa chọn nhà thầu thì đại diện chủ mới thương thảo với nhà thầu để điều chỉnh giá theo công văn 502 rất mong nhận được câu trả lời của quý Sở sớm nhất khí có thể
Cho tôi hỏi về việc sử dụng dự phòng chi của dự toán được duyệt trong đấu thầu theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các quy định của Luật xây dựng theo nghị định về Hợp đồng, về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nhà thầu khi tính giá dự thầu có được đưa chi phí này vào giá dự thầu không và cách đưa như thế nào?
Tôi đang quản lý một số dự án đầu xây dựng công trình giao thông, trong đó có sử dụng nhà thầu phụ để thực hiện (nhà thầu được chủ đầu tư chấp thuận).
Theo Khoản 3, Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng: "… nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện".
- Khoản 3, Điều 4 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định: "… Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện".
- Khoản 8, Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định: Nhà thầu thi công xây dựng "giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu".
Vậy tôi xin hỏi: Việc nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành thì chỉ cần nhà thầu chính ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành với tư vấn giám sát và chủ đầu tư, nhà thầu phụ có phải ký vào các biên bản này hay không?
Đơn vị của ông Huỳnh Quang Đạt (TP Hồ Chí Minh) đang gặp vướng mắc đối với 1 gói thầu xây lắp. Trong quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gói thầu trị giá 21,5 tỷ đồng, loại hợp đồng theo đơn giá cố định, phương thức lựa chọn nhà thầu 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ.
Tuy nhiên, dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu (19 tỷ đồng). Theo quy định, gói thầu xây lắp < 20 tỷ đồng thuộc hạn mức gói thầu quy mô nhỏ áp dụng loại hợp đồng trọn gói. Ông Đạt hỏi, trong trường hợp này có phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?
Đơn vị tôi đang đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu "Trường tiểu học xã An Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang"; hạng mục gồm nhà lớp học 2 tầng, 10 phòng; công trình xây dựng và dân dụng cấp III.
Sau khi đánh giá kiểm tra hồ sơ dự thầu của 4 nhà thầu tham gia gói thầu trên, đơn vị tôi nhận thấy, cả 4 nhà thầu trong Giấy đăng ký kinh doanh đều không có phần đăng ký kinh doanh thi công phòng chống mối theo Mã 8129 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, không thực hiện liên danh để thực hiện phần công việc không có trong đăng ký kinh doanh của các nhà thầu và không sử dụng nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu.
Cho tôi hỏi: Các nhà thầu này có đủ năng lực tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm để thi công gói thầu trên không? Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu trên có được bổ sung nhà thầu liên danh hay nhà thầu phụ để thực hiện công việc chống mối không?
Trong hồ sơ mời thầu có phần thỏa thuận liên danh để đáp ứng đủ năng lực thi công gói thầu nhà thầu, không có quy định sử dụng nhà thầu phụ, nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ để thi công phần chống mối, như vậy có đúng luật không?
Ông Bằng hỏi, đơn vị “Tư vấn quản lý dự án” đang thực hiện có được tham gia thực hiện gói thầu “Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình” cho cùng một dự án hay không?
Qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Xây dựng đã nhận được công văn số 402/TTĐT-BĐ ngày 19/6/2009 trả lời công dân Nguyễn Đức Thái về việc lựa chọn nhà thầu.
Nhằm bảo đảm chất lượng công trình chủ đầu tư có thể nêu tên nhà thầu phụ trong hồ sơ mời thầu không? Tỷ trọng nhà thầu chính giao cho nhà thầu phụ thực hiện được quy định như thế nào để tránh trường hợp bán thầu?