Công ty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn trong nước , nay tôi bổ sung thêm thành viên là người nước ngoài với số vốn dưới 49%. Về thủ tục các nội dung theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và nghị định 78. Thì công ty có phải nộp bản lý lịch tư pháp hay không?
Tôi đang thực hiện điều chỉnh giá dự toán công trình phần nhân Vật liệu, nhân công và ca máy theo các qui định của nhà nước đối với công trình đã lập dự toán xây dựng vào năm 2004 (đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) và đã thi công từ năm 2010 đến 2012 xong .
Nay tôi căn cứ vào hướng dẫn của thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 để lập dự toán điều chỉnh cho đơn vị thi công, tuy nhiên có một số điều mà tôi không biết phải áp dụng như thế nào cho đúng, cụ thể như sau:
- Theo phương pháp lập dự toán vào năm 2004 thì không có trực tiếp phí khác và chi phí chung được tính bằng cách nhân hệ số 67% với chi phí nhân công.
- Theo phương pháp lập dự toán của thông tư 04/2010/TT-BXD thi có trực tiếp phí khác và Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.8 Phụ lục số 3 của Thông tư này.
Vậy thắc mắc của tôi cụ thể là:
Sử dụng phương pháp lập dự toán theo quyết định số 4232/QD-UB-QLĐT ngày 27/07/1999 của UBND TP để điều chỉnh dự toán cho đơn vị thi công trong đó chỉ cần thay đổi hệ số nhân công ca máy theo hướng dẫn của Sở Xây dựng tại văn bản số 10505/SXD-PLKTXD ngày 28/12/2012 còn lại tất cả các chi phí khác đều giữ nguyên theo cách tính cũ, hay sử dụng phương pháp tính mới theo hướng dẫn của thông tư 04/2010/TT-BXD để điều chỉnh dự toán cho đơn vị thi công trong đó thay đổi hệ số nhân công ca máy máy thay đổi cách tính mới.
Tôi có đính kèm cách tính theo file hình bên dưới.
Kính mong Phòng Quản lý kinh tế xây dựng giúp đỡ để tôi sớm hoàn thành công việc điều chỉnh giá cho đơn vị thi công trong thời gian sớm nhất.
Xin chân thành cám ơn!
Nếu câu hỏi của tôi có gỉ chưa rõ thi xin báo cho tôi để tôi bổ sung .
Người gửi: Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích TNXP
Ông Trung Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Kỹ thuật Xây dựng Đồng Nai hỏi : Năm 2010 Công ty ký hợp đồng thi công gói thầu xây lắp số 24 với Ban Quản lý Tiểu dự án Dầu Tiếng (Tây Ninh). Năm 2011 gói thầu hoàn thành và các bên nghiệm thu, thanh toán hợp đồng theo đơn giá tổng hợp.
Tuy nhiên, năm 2013, khi tiến hành thanh tra Dự án, Thanh tra tỉnh Tây Ninh đã tính lại một số đơn giá chi tiết và lập ra đơn giá mới, sau đó lấy đơn giá tổng hợp trừ đi đơn giá mới lập và đề nghị giảm trừ chênh lệch giữa 2 đơn giá. Đồng thời đoàn thanh tra giải thích “Định mức Nhà nước là căn cứ bắt buộc nhà thầu phải thực hiện đúng và đủ”.
Ông Trung Tuấn Anh hỏi, đề nghị giảm trừ thanh toán và giải thích của đoàn thanh tra có đúng quy định không?
Hao phí về Răng cào đối với Chiều dày (<5cm, <6cm, <7cm) giữa 2 định mức: ĐMDT-1776 và ĐM sửa chữa 29-2000 là khác nhau. Trong công tác duy tu sữa chữa đường bộ các đơn vị Công ích đề nghị phải vận dụng áp dụng ĐMDT24-1776. Vậy phía các Chủ đầu tư phải vận dụng ĐM nào là hợp lý?
Công ty của ông Nguyễn Văn Chiến (Quảng Nam) đang tư vấn quản lý một dự án do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm chủ đầu tư. Công ty tư vấn cho chủ đầu tư phê duyệt dự toán điều chỉnh trên cơ sở cập nhật giá nhân công, vật liệu tại thời điểm điều chỉnh và không làm vượt dự toán công trình đã được duyệt. Tuy nhiên Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan cho rằng thẩm quyền phê duyệt dự toán điều chỉnh phải là UBND tỉnh. Ông Chiến đề nghị giải đáp, trong trường hợp nêu trên chủ đầu tư phê duyệt dự toán điều chỉnh thì có đúng thẩm quyền không?
Hiện nay Tôi đang làm việc tại công ty tư vấn Thủy Lợi, công ty Tôi có phòng thí nghiệm VLXD được hợp chuẩn. Tháng 7 năm 2012, chúng tôi trúng thầu gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng (xây dựng mới hệ thống kênh tưới TN). Khi thực hiện giám sát, công ty Tôi ký hợp đồng với các nhà thầu thi công thực hiện thí nghiệm vật liệu xây dựng để thực hiện các phép thử kiểm tra đánh giá vật liệu, cấu kiện... Theo khoản 3 điều 30 của Nghị định 121/2013/NĐ-CP có ghi phạt từ 30-40 triệu đối với trường hợp nhà thầu giám sát ký hợp đồng thực hiện công tác thí nghiệm kiểm tra VLXD do mình giám sát.
Vậy xin được hỏi:
1. Các quy định về quản lý xây dựng hiện nay có cấm nhà thầu tư vấn giám sát ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện công tác thí nghiệm kiểm tra VLXD công trình do mình giám sát không?
2. Chúng tôi đã ký hợp đồng thực hiện công tác thí nghiệm của công trình trên (hợp đồng ký tháng 8/2012 đến 7/2013 giá trị 250 triệu đồng, thời gian còn lại 9 tháng). Vậy chúng tôi có được thực hiện tiếp hợp đồng thí nghiệm kiểm tra VLXD cho nhà thầu XL của công trình trên hay không? Nêu không được chúng tôi có bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế hay không?
Bà Trần Thị Cẩm Vân (ttcamvan.81@...) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp : Nghị định số 12/2009/NĐ-CP có quy định: “Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Còn trong Điều lệ Công ty của bà Vân đã được phê duyệt quy định, chủ sở hữu có quyền "quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm gần nhất".
Trong trường hợp công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước sử dụng nguồn vốn của Công ty để đầu tư các dự án thì có phải báo cáo chủ sở hữu là UBND tỉnh về chủ trương và quy mô đầu tư không?
Hiện nay chúng tôi đang thiết kế chung cư 22 tầng và một tầng hầm tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã tham gia chủ trì một trường phổ thông 5 tầng (dự án cấp 2), trường đại học 11 tầng cao 40m (dự án cấp 2) trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh cao 11 tầng (dự án cấp 2) và nhiều dự án cấp 2 khác. Như vậy tôi có đủ điều kiện để chủ trì dự án chung cư 22 tầng và một tầng hầm (dự án cấp 1 hoặc cấp đặc biệt) hay không?
Công ty chúng tôi được thành lập năm 2010, trong giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp có chức năng hành nghề hoạt động tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi. Đến nay năm 2015, công ty đã tham gia giám sát trên 5 công trình thủy lợi cấp IV. Số lượng kỹ sư có giấy chứng chỉ hành nghề giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi là 3 kỹ sư (có đóng bảo hiểm).
Chúng tôi được biết, theo khoản 3, Điều 51 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì đơn vị được giám sát công trình cấp III (đã giám sát được ít nhất 5 công trình cấp IV): “Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại”. Nhưng vừa rồi đăng ký thông tin năng lực công ty trên trang web của Sở Xây dựng thì Sở chỉ công nhận cho công ty chúng tôi giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi cấp IV.
Vậy, chúng tôi muốn được biết Sở Xây dựng chỉ công nhận năng lực giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi của công ty chúng tôi trên trang web của Sở là từ cấp IV trở xuống có đúng không?
Theo Văn bản số 5356/BKHĐT-QLĐT ngày 18/8/2014 thì hiện nay chưa bắt buộc nhà thầu tham dự thầu phải có tên được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Vậy hiện nay có bắt buộc phải công khai thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình theo Thông tư số 11/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng không? Trong trường hợp nếu là các dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì có quy định riêng không?
Một đơn vị tư vấn đã thực hiện rất nhiều thiết kế, lập dự án từ nhiều năm nay và đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt, trong các văn bản thẩm duyệt của cơ quan chức năng đã được đánh giá là đơn vị có đủ năng lực hành nghề tư vấn, thiết kế. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị chưa công khai thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình theo Thông tư số 11/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng. Đây là lý do bị chủ đầu tư từ chối thì có đúng không? Những dự án đang làm dở dang, khi gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng xin ý kiến thẩm duyệt thì có bị trả lại vì chưa công khai thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình theo Thông tư số 11/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng không?
Một công việc thi công trong hồ sơ dự toán và hồ sơ yêu cầu đã phê duyệt đã ghi rõ là sơn ICI 1 nước lót và 2 nước phủ. Vậy khi làm hồ sơ đề xuất nhà thầu xây lắp có được đề xuất chủng loại sơn loại khác được hay không thưa anh Bảo. Em xin chân thành cám ơn./.
Anh cho em hỏi! Đối với các gói thầu mua sắm hoặc xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ thì chủ đầu tư có quyền chỉ định thầu theo điều 54 của nghị định 63/NĐ-CP. Hiện tại em chưa thấy NĐ, TT nào hướng dẫn phương pháp lập hồ sơ yêu cầu . Vậy khi lập hồ sơ yêu cầu thì mình chỉ cần căn cứ vào điều 55 của nghị định 63/NĐ-CP là được hay cần phải căn cứ thêm thông tư : đối với gói xây lắp thì thông tư 03/2015/TT-BKHĐT; đối với gói thầu mua sắp hàng hóa thì tt 05/2010/TT-BKHĐT; Vì theo em hiểu thì các thông tư này hướng dẫn lập đối với các gói thầu có giá trị lớn và tham gia hình thức đấu thầu rộng rãi ( khuyến khích các trường hợp như chỉ định thầu hay chào hàng cạnh tranh lập theo mẫu nhưng không bắt buộc phải tuân theo)
Hiện Công ty tôi đang tổ chức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm vật liệu xây dựng, tuy nhiên trong quá trình mời thầu gặp phải một số vướng mắc, khi tiến hành xét duyệt hồ sơ dự thầu, có nhiều nhà thầu gửi hồ sơ đề xuất không đạt yêu cầu. Luật sư cho tôi hỏi, đối với những nhà thầu trên có được tiếp tục tham gia đấu thầu không? Việc hồ sơ đề xuất của họ không đạt yêu cầu bên mời thầu chúng tôi cần phải làm gì để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật?
Kính thưa Sở Xây dựng, cho phép tôi được hỏi vấn đề sau: Trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu, mỗi thành viên trong tổ chuyên gia chỉ đánh giá về lĩnh vực của mình ví dụ chuyên gia kỹ thuật đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chuyên gia tài chính đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính… hay các thành viên tổ chuyên gia phải cùng tham gia đánh giá toàn bộ các đề xuất của gói thầu? Rất mong sự giải đáp của Quý Sở. Tôi vô cùng cám ơn
Giám đốc xí nghiệp tôi được ủy quyền như sau: - Ký đơn dự thầu; - Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu, sửa đổi, thay thế hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính; - Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị. Xin hỏi Luật sư, giám đốc xí nghiệp tôi có được phép ký các hợp đồng nguyên tắc với các đơn vị cung ứng vật tư về việc mua bán vật tư phục gói thầu không? (Hợp đồng nguyên tắc sẽ cho vào hồ sơ dự thầu để thể hiện với Chủ đầu tư rằng nhà thầu có nơi cung cấp vật tư... phù hợp). Xin cảm ơn Luật sư!