GD&TĐ - Tôi là một giáo viên tiểu học của huyện Núi Thành (Quảng Nam). Xin hỏi: Viên chức được cử đi biệt phái được hưởng quyền lợi gì? Con tôi được 30 tháng vậy, tôi có phải đi biệt phái không? – Nguyễn Thị Lam Phương ([email protected])
GD&TĐ - Tôi là một giáo viên tiểu học của huyện Núi Thành (Quảng Nam). Xin hỏi: Viên chức được cử đi biệt phái được hưởng quyền lợi gì? Con tôi được 30 tháng vậy, tôi có phải đi biệt phái không? – Nguyễn Thị Lam Phương ([email protected])
Trường hợp nào thì hiệu trường nhà trường không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và trong trường hợp nào thì giáo viên chưa được giải quyết thôi việc? Đó là thắc mắc của bạn đọc Nguyễn Khánh Minh (nguyenkhanhminhtt@....). Bạn Minh là giáo viên của một trường cao đẳng công lập ở Hà Nội.
Ông Trịnh Khắc Tuyến (daonguyentrinh@...) hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng nghề GTVT Đường thủy I, đề nghị giải đáp về việc ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) và hợp đồng làm việc (HĐLV) đối với quá trình công tác của ông. Ông Tuyến tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp Máy tàu thủy và có bằng máy trưởng hạng Nhì phương tiện thủy nội địa. Năm 2002, ông làm tại Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I. Từ tháng 4/2006 đến nay, ông chuyển về công tác tại trường Công nhân kỹ thuật Đường thuỷ, nay đã được sáp nhập vào Trường Cao đẳng nghề GTVT Đường thủy I. Quá trình tuyển dụng của ông Tuyến tại nhà trường như sau: - Ký HĐLĐ thử việc 3 tháng (từ tháng 17/4/2006 - 30/6/2006) - Ký HĐLĐ có thời hạn (từ tháng 01/7/2006 - 30/6/2007) - Ký HĐLĐ có thời hạn (từ tháng 1/7/2007 - 30/6/2008) - Ký HĐLĐ có thời hạn (từ tháng 1/7/2008 - 30/6/2009) - Ký HĐ làm việc có thời hạn (từ tháng 1/7/2009 - 30/6/2010) - Ký HĐ làm việc có thời hạn (từ tháng 1/7/2010 - 30/6/2011) và gia hạn 1 tháng - Ký HĐLĐ có thời hạn (từ tháng 1/8/2011-31/7/2012) Ngày 26/6/2012, ông Tuyến nhận được Thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ của Trường Cao đẳng nghề GTVT Đường thủy I. Ông Tuyến thắc mắc, việc phải ký lại HĐLĐ hàng năm như trên có đúng quy định không và việc chuyển từ HĐLĐ sang hợp đồng làm việc (HĐLV) và rồi lại chuyển về HĐLĐ là như thế nào? Ngoài ra, nhà trường thông báo chấm dứt HĐLĐ với ông liệu có đúng và ông có được tiếp tục tuyển dụng làm việc như viên chức tại Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thủy I nữa hay không? Cách xử lý như thế nào để phù hợp với Luật Viên chức?
GD&TĐ - Tôi là giáo viên tiểu học, có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Vừa xin về trường mới gần nhà thì biệt phái đi dạy trường khác 6 tháng. Mình chấp hành tốt. Chuẩn bị xong biệt phái là 1/3/2014 thì lại tiếp tục nhận 1 quyết định nữa đi biết phái xa hơn (quyết định liền kề nhau). Mình đang lo lắng vì xa quá mình không thể hoàn thành tốt công việc. Mình có thể không đi biệt phái lần 2 không? - Nguyễn Thị Ngọc Diễm ([email protected])
GD&TĐ - Tôi dự tuyển viên chức kế toán trường học tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Tôi học 2 năm trung cấp, sau đó tôi học liên thông đại học. Bằng tốt nghiệp đại học của tôi là bằng liên thông hệ chính quy nhưng chỉ được nộp bằng trung cấp để dự tuyển. Như vậy có đúng không? Hà Thị Mai ([email protected]).
Tôi tốt nghiệp trườngcao đẳng Sư phạm, khoa công nghệ. Sau khi ra trường, tôi thi đỗ viên chức vào một trường THCS công lập để dạy môn công nghệ. Tuy nhiên khi đi làm, nhà trường phân công tôi làm công việc thiết bị trường học, kiêm văn thư với lý do nhà trường đã đủ giáo viên dạy môn công nghệ. Tôi được biết, đó là giáo viên hợp đồng vì trong đợt thi viên chức không đỗ nên nhà trường vấn tiếp tục cho dạy môn học này điều động tôi làm việc khác không đúng với chuyên môn. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Nhà trường phân công công việc cho tôi như vậy có đúng hay không. Tôi không được nhà trường phân giảng dạy theo chuyên môn vậy tôi có được hưởng phụ cấp đứng lớp hay không? – Trần Thị Thu Hà (tranthuha@....).
Tôi tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin. Nếu tôi tham dự thi tuyển viên chức vào trường học phụ trách công nghệ thông tin thì tôi tôi có được miễn thi môn tin học hay không? Xin cho biết hình thức thi và nội dung thi được quy định như thế nào? – Nguyễn Xuân Khoa ([email protected]).
Tôi hiện đang là giáo viên mầm non của một trường công lập thuộc tỉnh Bình Dương. Tôi ra trường và công tác trong ngành được 17 năm. Năm 2007 tôi đi học lớp Cao đẳng tại chức và được chuyển lương sang ngạch lương 15a206. Năm 2013 theo nâng lương định kỳ thì mức lương hiện tại của tôi là 3,34 và thời điểm tính nâng lương lần sau là tháng 12/2013. Những năm gần đây tôi có tham gia lớp Đại học tại chức chuyên ngành Sư phạm mầm non. Hiện tại tôi đã học xong và đang chờ lấy bằng. Xin hỏi quý Báo: Nếu tôi lấy bằng về và nộp bằng Đại học vào thời điểm này để chuyển sang ngạch 15a205 thì mức lương của tôi được hưởng là như thế nào? Thời điểm tính nâng lương lần sau của tôi sẽ được tính như thế nào? - Dương Nguyễn ([email protected]).
Tôi tốt nghiệp thạc sĩ năm 2013 được đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nếu tôi tham dự kỳ thi viên chức giáo viên thì cách tính điểm của tôi như thế nào? – Hoàng Thị Vân Trang ([email protected])
GD&TĐ - Tôi là giáo viên của một trường tiểu học công lập của tỉnh Vĩnh Long. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Sau khi hết thời gian tập sự, tôi phải làm những thủ tục gì để được chính thức là một viên chức giáo viên và trường hợp nào thì giáo viên tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc? Hoàng Xuân Phương ([email protected]
GD&TĐ - Trường hợp nào thì viên chức không phải đền bù chi phí đào tạo. Nếu phải đền thì sẽ đền bù những khoản nào và cánh tính ra sao? – Nguyết Viết Cảnh (nguyenvietcanh***@gmail.com).
GD&TĐ - Tôi đăng ký thi tuyển viên chức vào làm giáo viên dạy Giáo dục công dân của một trường THCS. Khi trúng tuyển, tôi được hợp đồng lao động với chức danh nghề nghiệp là giáo viên dạy Giáo dục công dân. Tuy nhiên, khi đến nhận việc hiệu trưởng lại phân công cho tôi làm công tác thư viện với lý do giáo viên dạy Giáo dục công dân đang thừa nên chưa sắp xếp được giờ dạy cho tôi. Như vậy hiệu trưởng phân công công việc cho tôi như vậy có đúng không?- Nguyễn Hà Vinh (nguyenhavinh***@gmail.com).
Ông Đức Lộc hỏi: Khi tôi xin thôi việc hoặc xin chuyển công tác, được đơn vị quyết định cho thôi việc và hưởng trợ cấp, thì khi chuyển đến đơn vị sự nghiệp mới tôi có phải thi tuyển và bổ nhiệm lại ngạch viên chức không? Có được giữ ngạch ở đơn vị cũ không?
Vừa qua, huyện tôi vừa tổ chức kỳ thi tuyển dụng viên chức trong ngành Giáo dục. Tôi khá băn khoăn về cách xác định người trúng tuyển ở địa phương tôi. Vậy xin hỏi có quy định chung về các xác định người trúng tuyển của kỳ thi viên chức hay không? – Nguyễn Thị Bích Phương (bichphuong***@gmail.com).
GD&TĐ - Trước đây tôi là công chức thuộc văn phòng UBND huyện. Khi được điều động về dạy Văn của trường THCS công lập tôi phải ký hợp đồng không xác định thời hạn. Thủ tục này có đúng không? – Nguyễn Thị Thu Thủy (thuthuynt***@gmail.com).
GD&TĐ - Năm 2008 tôi được UBND huyện ký hợp đồng dài hạn vào làm kế toán của một trường tiểu học công lập. Nay UBND huyện có kế hoạch tuyển dụng viên chức vào vị trí mà tôi đang làm việc thì tôi có được xét tuyển đặc cách không? – Nguyễn Thị Tuyền (nguyentuyen***@gmail.com).
Ngày 14/7/2008, bà Phạm Thị Hương được UBND huyện Yên Khánh (Ninh Bình) ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đảm nhiệm vị trí kế toán tại Trường Tiểu học Khánh Hồng. Tháng 8/2010, bà Hương được nâng lương lên bậc 2, trình độ trung cấp. Năm 2012, Phòng Nội vụ huyện thông báo, những trường hợp như bà Hương sẽ không được xét nâng lương và phải tham gia thi tuyển viên chức. Tháng 10/2014, UBND huyện Yên Khánh có quyết định thi tuyển công chức, viên chức, tuy nhiên, vào ngày thi, bà Hương phải nhập viện để sinh con. Hiện bà Hương vẫn trong thời gian nghỉ thai sản và cơ quan đã sắp xếp kế toán mới làm thay công việc của bà. Bà Hương đề nghị giải đáp, bà đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì có được nâng lương thường xuyên không? Trường hợp bà có phải tham gia thi tuyển viên chức không? Bà Hương đang trong thời gian nghỉ thai sản thì có buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động hay sẽ được bố trí công việc khác?
Ông Võ Văn Quang phản ánh tiêu chí đánh giá, phân loại viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ chưa hợp lý. Cụ thể, theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chí đánh giá, phân loại viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ đều có nội dung “có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” như đối với tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông Quang cho rằng quy định như vậy là không hợp lý. Ông đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải đáp về vấn đề này.
Trước khi trúng tuyển viên chức, tôi đã được UBND huyện ký hợp đồng thời hạn 1 năm làm giáo viên dạy Toán ở trường THCS công lập. Thời gian tôi làm việc theo diện hợp đồng được hơn 3 năm, có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chỉnh phủ. Tuy nhiên, khi tôi trúng tuyển viên chức làm giáo viên Toán ở một trường TCHS khác cùng huyện thì tôi vẫn phải thực hiện thời gian tập sự. Vậy trường hợp của tôi có được miễn chế độ này không? Theo giải thích của Hiệu trưởng, nếu tôi trúng tuyển viên chức ở trường mà tôi đã dạy hợp đồng trước đó thì mới được miễn tập sự. Nay tôi trúng tuyển sáng trường khác thì vẫn phải tập sự. Giải thích như vậy có đúng không? – Nguyễn Đức Bình (ngducbinh***@gmail.com).
Tôi là giáo viên trong biên chế hưởng lương viên chức loại B mã ngạch 15.114. Vậy nếu tôi muốn chuyển sang viên chức loại A1 mã ngạch 15a.203 có được không? Và cần có điều kiện gì? – Lê Thị Mận (leman***@gmail.com)