Mức hưởng chế độ ốm đau

Mức hưởng chế độ ốm đau đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Người lao động có thể đồng thời nhận lương từ công ty và nhận tiền nghỉ ốm đau không?

Trường hợp người lao động có đóng bảo hiểm xã hội trên 08 năm và làm việc tại 01 đơn vị, trong năm 2019 có bị bệnh và phải nằm bệnh viện hết 07 ngày làm việc và cũng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và được hưởng lương bình thường như các tháng trước đó. Như vậy 07 ngày nghỉ do nằm bệnh viện có bị trừ vào 12 ngày nghỉ phép năm theo quy định hay không. Xin được phản hồi, chân thành cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động năm 2019

Qua tìm hiểu thì tôi có biết người lao động có thể được hưởng chế độ ốm đau ở một số trường hợp, cụ thể là theo  khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, tuy nhiên tôi không rõ lắm, là khi tôi rơi vào trường hợp đó thì việc xác định mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động được tính như thế nào? Ban biên tập thông tin giúp tôi.

Hỏi đáp pháp luật Trong tháng có 26 ngày làm việc thì tiền trợ cấp ốm đau được tính như thế nào?

Chào Ban tư vấn, nhờ Ban tư vấn giải đáp tôi vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Tôi làm việc 26 ngày trong tháng. Tháng trước tôi nghỉ ốm đau 3 ngày làm việc. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi trong tháng có 26 ngày làm việc thì tiền trợ cấp ốm đau được tính như thế nào? Mong được giải đáp giúp. Cảm ơn!

Kim Tiên - Tiền Giang

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nước ngoài mới nhất

Theo Nghị định Chính phỉ mới ban hành thì người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (người lao động nước ngoài) cũng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng các chế độ cũng giống như các lao động trong nước. Vậy trường hợp người lao động nước ngoài được giải quyết chế độ ốm đau thì theo Nghị định mới thì mức hưởng của họ là bao nhiêu?

Hỏi đáp pháp luật Tính mức hưởng chế độ ốm đau

Ban biên tập có thể hướng dẫn cụ thể giúp tôi về cách tính mức hưởng chế độ ốm đau được không? Chồng tôi trước đó có nằm viện chữa trị nay xuất viện trở lại làm việc nên muốn nhận khoản tiền này. Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn rất nhiều.

Đoàn Thị Hồng Hạnh (hanh***@gmail.com)

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thái Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Thái Anh (thaianh*****@gmail.com)

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau đối với quân nhân là gì?

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với quân nhân là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Hằng, sống tại Hà Nội. Hiện nay tôi là quân nhân, công tác tại Hà Nội. Tôi đang tìm hiểu về mức hưởng chế độ ốm đau. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với quân nhân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)           

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau đối với công an nhân dân được quy định như thế nào?

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với công an nhân dân là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Thùy, sống tại Hà Nội. Hiện nay tôi là công an nhân dân, công tác tại Hà Nội. Tôi đang tìm hiểu về mức hưởng chế độ ốm đau. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)           

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người làm công tác cơ yếu là gì?

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Hoàng, sống tại Hải Phòng. Hiện nay tôi là người làm công tác cơ yếu, công tác tại Hải Phòng. Tôi đang tìm hiểu về mức hưởng chế độ ốm đau. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)           

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày

Mức hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh dài ngày. Công ty tôi có lao động A bị ốm đau dài ngày, tham gia bảo hiểm xã hội được 14 năm. Bị ốm đau từ 1/3/2015 đến 16/12/2016. Năm 2015 tỷ lệ 180 ngày đầu là 75%, 180 ngày sau là 50%. Vậy khi chuyển sang năm 2016 có tính lại cho người lao động (75 % cho 180 ngày đầu, 50% cho 180 ngày sau hay chỉ tính 50%). Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Chi trả trợ cấp ốm đau thai sản.

Cơ quan BHXH Đà Nẵng cho em hỏi về việc chi trả chế độ ốm đau thai sản cho người lao động: Theo QĐ 919/BHXH ngày 26/08/2015 của BHXH thì kể từ ngày 1/10/2015, thời gian chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Danh sách giải quyết hưởng chế độ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến. Nhưng tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/10/2015 có hiệu lực từ 25/11/2015 lại quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính nếu “ Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;…” Vậy từ ngày 25/11/2015 doanh nghiệp chi trả chế độ này cho người lao động căn cứ vào mốc thời gian nào là đúng? Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến hay trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động? Kinh mong BHXH Đà Nẵng trả lời giúp em để DN chi trả đúng theo quy định. Em xin cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Tính ngày công hưởng bảo hiểm ốm đau

Mình bị tai nạn gãy chân phải nghỉ ở nhà, bảo hiểm xã hội Q11 tính theo tuần như sau 5 triệu (lương đóng bảo hiểm) / 26 ngày * 75% * 5 ngày Công ty mình nghỉ thứ 7 và chủ nhật nên bên bảo hiểm xã hội nhân cho có 5 ngày mỗi tuần, như vậy có đúng không vì mình thấy nếu nhân 5 ngày thì phải chia tháng cho 22 ngày mới đúng

Hỏi đáp pháp luật Chi trả trợ cấp ốm đau (ốm vào ngày Chủ nhật) đối với lao động làm theo ca kíp

Công ty tôi có tới 90% lao động làm việc theo ca kíp theo lịch phân công của Công ty. Trong đó, nhiều lao động phải làm việc cả vào ngày Chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết (nghỉ bù vào những ngày khác). Nhưng khi NLĐ bị ốm (vào những ngày CN, lễ, Tết) thì bị cơ quan BHXH từ chối chi trả trợ cấp ốm đau cho những ngày ốm vào những ngày CN, lễ, Tết này. Mặc dù Công ty có công văn giải trình và gửi kèm lịch làm việc của NLĐ cho cơ quan BHXH. Xin hỏi luật sư: 1. Cơ quan BHXH giải quyết như vậy đối với NLĐ là đúng hay sai? 2. Để đảm bảo công bằng cho tất cả NLĐ, công ty có thể xây dựng thang bảng lương, trong đó có một quỹ để chi trả bù vào những ngày NLĐ nghỉ ốm như trên đây được không? Việc xây dựng quy chế lương như vậy có vi phạm pháp luật nào không?

Hỏi đáp pháp luật Mức hưởng chế độ ốm đau, thai sản khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng

Bạn đọc từ địa chỉ email: nguyenha.ac***@gmail.com hỏi: Đơn vị tôi là Công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, từ năm 2015 trở về trước đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định (Nghị định 205/2004). Căn cứ Công văn số 4333/LĐTBXH-BHXH ngày 26/10/2015 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện BHXH đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, từ ngày 01/01/2016 trở đi thực hiện đóng, hưởng BHXH theo quy định Bộ Luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong năm 2015 và 2016, đơn vị tôi có trường hợp người lao động mắc bệnh phải chữa trị bệnh dài ngày. Thời gian điều trị đợt 1 từ ngày 01/10/2015 đến tháng 25/04/2016 và đợt 2 từ ngày 12/5/2016 đến 31/7/2016 (từ 26/4/2016 đến 11/5/2016 người lao động vẫn nghỉ ốm nhưng không có hồ sơ chứng từ). Khi tôi làm hồ sơ đề nghị cơ quan BHXH thanh toán chế độ ốm đau dài ngày cho người lao động thì được cơ quan BHXH thanh toán đủ số ngày nghỉ ốm theo quy định nhưng số tiền thanh toán được cơ quan BHXH cụ thể như sau: Hệ số lương của người lao động trước khi nghỉ việc hưởng BHXH là: 2,65. * Đợt 1: Từ 01/10/2015 đên 25/4/2016. - (2,65 x 1.150.000) x 5 tháng x 75% = 11.428.100 đồng. - (2,65 x 1.150.000) /24 x 25 ngày x 75% = 2.380.800 đồng. * Đợt 2: từ 12/5/2016 đến 31/7/2016. - (2,65 x 1.150.000) x 2 tháng x 75% = 4.571.300 đồng. - (2,65 x 1.150.000) / 24 x 20 ngày x 75% = 1.904.700 đồng. Tổng số tiền cơ quan BHXH thanh toán: (11.428.100 + 2.380.800 + 4.571.300 + 1.904.700) = 20.284.900 đồng. Thực hiện theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.150.000 lên 1.210.000; Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ BHXH thực hiện theo Luật BHXH. Như vậy người lao động đơn vị tôi  đang hưởng lương theo hệ số lương do Nhà nước quy định, khi có thay đổi về tiền lương sao không được thực hiện điều chỉnh tiền lương từ 1.150.000 lên 1.210.000? Chế độ thai sản: Tương tự như chế độ ốm đau. Ngày 01/5/2016, đơn vị tôi có cô Nguyễn Thị An, nghỉ sinh con. Tháng 6/2016 đơn vị làm thủ tục thanh toán chế độ thai sản cho người lao động và được cơ quan BHXH xét duyệt cụ thể như sau: - Tiền lương của cô An trước khi nghỉ việc. Tháng 11 đến 12/2015: 2,65 Tháng 01 đến 04/2016: 3.000.000 đồng. - Tiền lương cơ quan BHXH thanh toán:           (2,65 x 1.150.000) x 2 = 6.095.000 đồng.           3.000.000 x 4 = 12.000.000 đồng. Lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc: (6.095.000 + 12.000.000) = 18.095.000 đồng/6tháng = 3.015.800 đồng. - Chế độ thai sản: 3.015.800 x 6 + 2.420.000 = 20.514.800 đồng. Thực hiện theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.150.000 lên 1.210.000; Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ BHXH thực hiện theo Luật BHXH. Như vậy 02 tháng 11 và 12 năm 2015, người lao động đơn vị tôi hưởng lương theo hệ số lương do nhà nước quy định và nghỉ sinh vào tháng 5/2016 sao không được tính tiền lương cơ sở 1.210.000?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào