Mức hưởng chế độ ốm đau đối với công an nhân dân được quy định như thế nào?

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với công an nhân dân là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Thùy, sống tại Hà Nội. Hiện nay tôi là công an nhân dân, công tác tại Hà Nội. Tôi đang tìm hiểu về mức hưởng chế độ ốm đau. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)           

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành thì: 

1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a) Mức hưởng khi nghỉ việc do ốm đau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 100%

x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

Ví dụ 6: Đồng chí Trung úy Nguyễn Thị Huệ, hiện công tác tại Công an tỉnh Y; có hệ số lương 4,40; phụ cấp thâm niên nghề là 14%; ngày 15 tháng 3 năm 2016 đồng chí Huệ bị ốm đau phải nghỉ việc đến ngày 20 tháng 3 năm 2016 bằng 06 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hằng tuần là ngày Chủ nhật); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp ốm đau từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội là 05 ngày, mức hưởng được tính như sau:

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng 02 năm 2016 của đồng chí Huệ: 5.768.400 đồng, nên mức hưởng chế độ khi nghỉ việc do ốm đau của đồng chí Huệ là:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

5.768.400 đồng

x 100% x 05 (ngày) = 1.201.750 đồng.

24 ngày

b) Trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau liên tục từ một tháng trở lên (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) thì mức hưởng trợ cấp ốm đau của thời gian bằng một tháng được tính bằng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau.

Ví dụ 7: Đồng chí Thượng úy QNCN Nguyễn Văn Hạnh, hệ số lương 4,70, phụ cấp thâm niên nghề 15%, đồng chí Hạnh bị thoái hóa đốt sống cổ phải điều trị tại bệnh viện từ ngày 04 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5 năm 2016, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi ốm đau (tháng 3 năm 2016) được tính là 6.215.750 đồng;

Mức hưởng trợ cấp ốm đau của đồng chí Hạnh được tính như sau:

Thời gian ốm đau được tính cả tháng: Từ ngày 04 tháng 4 đến ngày 03 tháng 5 năm 2016 là 01 tháng; mức hưởng trợ cấp bằng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng 3 năm 2016 là 6.215.750 đồng.

Thời gian có ngày lẻ: từ ngày 04 tháng 5 đến ngày 15 tháng 5 năm 2016 là 12 ngày, trong đó có 02 ngày nghỉ hằng tuần là ngày Chủ nhật; do đó, số ngày lẻ được tính hưởng trợ cấp ốm đau từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội là 10 ngày và mức hưởng trợ cấp ốm đau là:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

6.215.750 đồng

x 100% x 10 (ngày) = 2.589.895 đồng

24 ngày

Tổng số tiền trợ cấp ốm đau của đồng chí Hạnh là:

6.215.750 đồng + 2.589.895 đồng = 8.805.645 đồng.

c) Mức hưởng khi nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau:

Mức hưởng chế độ chăm sóc con ốm đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 75% x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ chăm sóc con ốm đau

24 ngày

Ví dụ 8: Cũng trường hợp ở ví dụ 6 nêu trên, đồng chí Huệ có con dưới 07 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm từ ngày 16 tháng 4 năm 2016 đến ngày 22 tháng 4 năm 2016 là 07 ngày (trong đó có 01 ngày nghỉ hằng tuần là ngày Chủ nhật); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc để chăm sóc con ốm thay tiền lương trong 06 ngày, mức hưởng được tính như sau:

Mức hưởng chế độ chăm sóc khi con ốm đau

=

5.768.400 đồng

x 75% x 06 (ngày) = 1.081.575 đồng.

24 ngày

2. Trường hợp người lao động nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm nghỉ ốm liên tục hoặc cộng dồn ngày nghỉ ốm trong tháng) thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 9: Đồng chí Thiếu tá Mai Văn Nhiên, hiện đang công tác tại Công an tỉnh H, bị rối loạn tiêu hóa phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ ngày 05 tháng 4 năm 2016 đến ngày 11 tháng 4 năm 2016 (bằng 06 ngày); ngày 12 tháng 4 năm 2016 đồng chí Nhiên tiếp tục trở lại làm việc; sau đó, ngày 18 tháng 4 năm 2016 đồng chí Nhiên bị viêm đại tràng phải điều trị bệnh từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 26 tháng 4 năm 2016 (bằng 08 ngày); tổng cộng trong tháng 4 năm 2016 đồng chí Nhiên hưởng trợ cấp ốm đau là 14 ngày.

Như vậy, tháng 4 năm 2016 đồng chí Nhiên và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, tháng này đồng chí Nhiên không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời gian hưởng trợ cấp ốm đau, nếu Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở hoặc người lao động được phong, thăng quân hàm, nâng lương, tăng phụ cấp thâm niên nghề hoặc thâm niên vượt khung thì mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động vẫn tính theo mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị bệnh.

Ví dụ 10: Đồng chí Đại úy QNCN Hoàng Văn Phong (hệ số lương: 5,00; phụ cấp thâm niên nghề 15%) bị gãy chân do tai nạn sinh hoạt, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 04 tháng 6 năm 2016. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng 3 năm 2016 của đồng chí Phong là 6.612.500 đồng.

Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng thì mức hưởng trợ cấp ốm đau từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 04 tháng 6 năm 2016 của đồng chí Phong vẫn chỉ được tính theo mức lương của tháng 3 năm 2016 là 6.612.500 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn về mức hưởng chế độ ốm đau đối với công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.

Trân trọng!    

Mức hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mức hưởng chế độ ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về mức hưởng trợ cấp ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hưởng tiền trợ cấp ốm đau và thai sản
Hỏi đáp pháp luật
Chi trả trợ cấp ốm đau thai sản.
Hỏi đáp pháp luật
Ngày nghỉ không trùng với ngày bác sĩ chỉ định có được hưởng trợ cấp ốm đau?
Hỏi đáp pháp luật
Trợ cấp ốm đau dài hạn
Hỏi đáp pháp luật
Tính ngày trợ cấp ốm đau như thế nào
Hỏi đáp pháp luật
Biểu mẫu thanh toán tiền bảo hiểm ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Quyết toán 2% khi đã chi ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Thanh toán chi phí tai nạn ốm đau
Hỏi đáp pháp luật
Chi trả trợ cấp ốm đau (ốm vào ngày Chủ nhật) đối với lao động làm theo ca kíp
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mức hưởng chế độ ốm đau
337 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mức hưởng chế độ ốm đau

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mức hưởng chế độ ốm đau

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào