Trường hợp nào không phải đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Năm nay, tôi được gọi đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng tôi không đi. Vậy tôi có bị xử phạt không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:  

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là quyền và cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân. Khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những điều kiện để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên một số trường hợp lại trốn tránh, hoặc vì một số lý do nào đó không đến khám sức khỏe, nhưng cũng có trường hợp không đến khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự với lý do chính đáng, trong các trường hợp này đối tượng không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ không bị xử phạt hành chính cũng như các chế tài khác.

Hành vi không đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có giấy gọi của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự;

Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07/07/2014 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, “Lý do chính đáng” là một trong các lý do sau:

- Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

- Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

- Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp mới nhất về Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự áp dụng từ ngày 01/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị bệnh truyền nhiễm có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có phải xét nghiệm phát hiện ma túy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không đi khám nghĩa vụ quân sự có sao không? Có bị đi tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm sai lệch kết quả nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thiếu một bên tinh hoàn đi khám nghĩa vụ quân sự thuộc sức khỏe loại mấy?
Hỏi đáp pháp luật
Bị thoát vị đĩa đệm đi khám nghĩa vụ quân sự thuộc sức khỏe loại mấy?
Hỏi đáp pháp luật
Kết quả khám NVQS thì có hiệu lực trong vòng bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Khám nghĩa vụ được 5 điểm thì có phải tham gia NVQS hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Thư Viện Pháp Luật
331 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào