Dụ dỗ người khác sử dụng ma túy bị xử lý thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 (có hiệu lực từ 28/12/2013), cụ thể là hành vi môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (điểm b khoản 4 Điều 21); bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi Việt Nam. Nếu hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về “Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” - Điều 200 BLHS.
Như vậy, nếu như bạn của bạn sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên. Ngoài ra, bạn của bạn có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau: “Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”.
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 thì “cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ. Còn “lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 200 BLHS quy định 4 khung hình phạt, trong đó khung hình phạt thấp nhất là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (khoản 1) và khung hình phạt cao nhất là phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4). Hình phạt bổ sung được quy định cho tội này là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trường hợp người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 BLHS (điểm i khoản 2: “Gây bệnh nguy hiểm cho người khác”), người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lây truyền HIV cho người khác” (Điều 117 BLHS) hoặc “Tội cố ý truyền HIV cho người khác” (Điều 118 BLHS).
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?