36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa tại Hà Nội 2025?

36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa tại Hà Nội 2025? Đất trồng lúa bao gồm những loại đất gì?

36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa tại Hà Nội 2025?

Ngày 25/1/2025, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định 573/QĐ-UBND về Danh mục loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa còn lại trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Theo đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 573/QĐ-UBND năm 2025, 36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa còn lại trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm:

- Nhóm cây ăn quả lâu năm (15 cây) được chuyển đổi trồng trên đất trồng lúa gồm: Cây ăn quả có múi (bưởi, cam, chanh, quýt, quất, phật thủ...), ổi, táo, thanh long, mít, hồng xiêm, nhãn, chuối, xoài, vải, na, nho, đu đủ, vú sữa, bơ.

- Cây dược liệu lâu năm (3 cây) được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gồm: Hoa hòe, đinh lăng, hoa nhài.

- Loại cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh lâu năm (18 cây) lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gồm: Hoa đào, hoa hồng, mộc hương, hải đường, tường vi, nguyệt quế, ngâu, mẫu đơn, cây tùng, hoa giấy, hoa ban, bàng đài loan, phượng vĩ, lộc vừng, cây chuông vàng, cây osaka, mai tứ quý, cây phát lộc.

Chi tiết Danh mục loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa còn lại trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo Bảng dưới đây:

TT

Tên loại cây trồng

Tên khoa học

I

Cây ăn quả lâu năm


1

Cây ăn quả có múi (bưởi, cam, chanh, quýt, quất, phật thủ…)

Citrus

2

Cây ổi

Artocapus heterophyllus

3

Cây táo

Ziziphus maruitiana

4

Cây thanh long

Hylocereus sp.

5

Cây mít

Artocarpus heterophyllus

6

Cây hồng xiêm

Manilkara zapota

7

Cây nhãn

Dimocarpus longan

8

Cây chuối

Musa spp.

9

Cây xoài

Mangifera indic

10

Cây vải

Litchi chinensis

11

Cây na

Annona squamosa

12

Cây nho

Vitis

13

Cây đu đủ

Carica papaya

14

Cây vú sữa

Chrysophyllum cainito

15

Cây bơ

Persea americana

II

Cây dược liệu lâu năm


1

Cây hoa hòe

Styphnolobium japonicum

2

Cây đinh lăng

Polysciasfruticosa

3

Cây hoa nhài

Jasminum sambac

III

Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm


1

Hoa đào

Prunus persica

2

Hoa hồng

Rosa Chinensis

3

Mộc hương

Osmanthus Fragran

4

Hải đường

Camellia amplexicaulis

5

Tường vi

Lagerstroemia indica

6

Nguyệt quế

Murraya paniculata

7

Ngâu

Aglaia odorata

8

Mẫu đơn

Paeonia

9

Cây tùng

Araucariaceae

10

Hoa giấy

Bougainvillea

11

Hoa ban

Bauhinia variegata

12

Bàng đài loan

Bucida molineti

13

Phượng vĩ

Delonix regia

14

Lộc vừng

Barringtonia acutangula

15

Cây chuông vàng

Tabebuia argentea

16

Cây osaka

Erythrina fusca

17

Mai tứ quý

Ochna serrulata

18

Cây phát lộc

Dracaena Sanderiana

Xem thêm: Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là gì?

36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa tại Hà Nội 2025?

36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa tại Hà Nội 2025? (Hình từ Internet)

Đất trồng lúa bao gồm những loại đất gì?

Tại khoản 1 Điều 182 Luật Đất đai 2024 quy định về đất trồng lúa như sau:

Điều 182. Đất trồng lúa
1. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
3. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ phì của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt;
b) Nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng;
c) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
5. Người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật về trồng trọt; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên.

Nguyên tắc sử dụng đất hiện nay là gì?

Tại Điều 5 Luật Đất đai 2024 có quy định cụ thể như sau:

Điều 5. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng mục đích sử dụng đất.
2. Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.
3. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.
4. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

Như vậy, nguyên tắc sử dụng đất hiện nay như sau:

- Đúng mục đích sử dụng đất.

- Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.

- Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

Đất trồng lúa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đất trồng lúa
Hỏi đáp Pháp luật
Đất trồng lúa là gì? Đất trồng lúa được phân loại ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
36 loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa tại Hà Nội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được xây dựng tối đa bao nhiêu tầng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải toàn bộ Phụ lục Nghị định 112/2024/NĐ-CP hướng dẫn về đất trồng lúa file Word?
Hỏi đáp Pháp luật
Ký hiệu đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá đền bù đất trồng lúa theo quy định Luật Đất đai 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đất trồng lúa
Nguyễn Thị Hiền
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào