24 tháng 1 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 24 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- 24 tháng 1 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 24 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người lao động có được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương ngày 24 tháng 1 2025 âm không?
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm được xác định như thế nào?
24 tháng 1 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 24 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Lịch Vạn niên, ngày 24 tháng 1 năm 2025 âm lịch là ngày 21/02/2025 dương lịch và là ngày Thứ sáu.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định tổ chức lễ hội như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
[...]
Như vậy, đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội ngày 24 tháng 1 2025 có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)
Vừa rồi là câu trả lời câu hỏi: 24 tháng 1 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 24 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
24 tháng 1 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 24 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương ngày 24 tháng 1 2025 âm không?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương vào ngày 24 tháng 1 2025 âm khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày.
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Tuy nhiên, người lao động vẫn được nghỉ làm vào ngày 24 tháng 1 âm nếu Chủ Nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?