Tổng hợp Tuổi xông đất năm Ất Tỵ 2025? Cách tính lương khi người lao động làm thêm mùng 1 tết 2025?
Tổng hợp Tuổi xông đất năm Ất Tỵ 2025?
Xông đất (hay còn gọi là "xông nhà" hoặc "đạp đất") là phong tục truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là việc người đầu tiên bước vào nhà gia chủ sau giao thừa để mang lại may mắn, tài lộc, và bình an cho năm mới.
Dưới đây là tổng hợp Tuổi xông đất năm Ất Tỵ 2025:
Gia chủ tuổi Tý Đối với chủ nhà tuổi Tý, nếu chọn nam xông đất thì nên chọn người sinh năm: 1955, 1962, 1965, 1982, 1985, 1992, 1995. Còn nếu gia chủ chọn nữ xông nhà thì nên chọn các tuổi: 1946, 1956, 1958, 1961, 1968, 1971, 1976, 1986, 1988, 1991. Gia chủ tuổi Sửu Nếu nam xông đất thì nên chọn người sinh năm: 1951, 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1992. Nếu nữ xông đất thì nên chọn tuổi: 1951, 1965, 1971, 1975, 1981, 1985, 1995. Gia chủ tuổi Dần Nếu nam xông đất, nên chọn các tuổi: 1948, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988. Nếu nữ xông đất, các tuổi phù hợp là: 1948, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988. Gia chủ tuổi Mão Nếu người nam xông đất thì chọn các tuổi: 1952, 1955, 1962, 1965, 1975, 1982, 1992, 1995. Nếu nữ xông đất, nên chọn người sinh năm: 1952, 1955, 1962, 1965, 1971, 1972, 1982, 1985, 1992, 1995. Gia chủ tuổi Thìn Với người nam xông đất, các tuổi sau phù hợp: 1951, 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1981, 1992, 1995. Nếu nữ xông đất, nên chọn người sinh năm: 1951, 1965, 1971, 1975, 1985. Gia chủ tuổi Tỵ Nam xông đất sinh vào các năm sau sẽ rất tốt: 1946, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982. Tuổi của người nữ xông đất phù hợp là: 1946, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982. Gia chủ tuổi Ngọ Chọn người nam xông đất sinh năm này sẽ tốt cho chủ nhà tuổi Ngọ: 1952, 1955, 1962, 1982, 1985, 1992, 1995. Nếu nữ xông đất thì chọn người sinh năm: 1946, 1956, 1958, 1961, 1968, 1976, 1986, 1991. Gia chủ tuổi Mùi Người nam xông đất, nên chọn các tuổi: 1951, 1955, 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1981, 1992. Còn nếu nữ xông đất thì nên chọn các tuổi: 1951, 1965, 1971, 1975, 1981, 1991, 1995. Gia chủ tuổi Thân Chủ nhà tuổi Thân nên chọn nam xông đất sinh năm: 1952, 1956, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988. Chọn người nữ xông đất sinh năm các năm sau sẽ rất tốt: 1952, 1956, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988. Gia chủ tuổi Dậu Nếu là nam xông đất, nên chọn người sinh năm: 1945, 1952, 1955, 1962, 1965, 1982, 1985, 1995. Nếu là nữ xông đất, nên chọn người sinh năm: 1952, 1955, 1962, 1965, 1972, 1982, 1985, 1992, 1995. Gia chủ tuổi Tuất Gia chủ tuổi Tuất có thể chọn người nam xông đất sinh năm: 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1981, 1992, 1995. Có thể chọn nữ xông đất sinh năm: 1951, 1965, 1971, 1975, 1981, 1995. Gia chủ tuổi Hợi Nam xông đất sinh vào các năm sau sẽ rất tốt: 1946, 1948, 1952, 1958, 1960, 1972, 1978, 1982, 1988. Chủ nhà tuổi Hợi muốn mời phụ nữ xông đất thì nên chọn người sinh năm: 1946, 1948, 1952, 1958, 1960, 1972, 1978, 1982, 1988. |
Trên đây là thông tin về Tuổi xông đất năm Ất Tỵ 2025, thông tin này mang tính chất tham khảo.
Tổng hợp Tuổi xông đất năm Ất Tỵ 2025? Cách tính lương khi người lao động làm thêm mùng 1 tết 2025? (Hình từ Internet)
Cách tính lương khi người lao động làm thêm mùng 1 tết 2025?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
[....]
Căn cứ theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
[...]
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
[....]
Đồng thời, theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì cách tính lương khi người lao động làm thêm mùng 1 tết 2025 như sau:
- Nếu làm vào ban ngày thì được trả ít nhất 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày giao thừa được hưởng nguyên lương đối với người lao động hưởng lương ngày. (theo Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 300% | x | Số giờ làm thêm |
- Nếu làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. (theo Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương làm việc vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | x | Số giờ làm việc vào ban đêm |
- Nếu làm thêm giờ ban đêm thì ngoài việc được trả lương làm thêm vào lễ tết, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Người lao động có thể nghỉ thêm ngày Tết Âm lịch 2025 không?
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hằng năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, việc người lao động có thể xin nghỉ thêm ngày Tết Âm lịch 2025 bằng cách sử dụng ngày phép năm của mình hoặc thỏa thuận nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương để nghỉ thêm sau Tết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?