Lễ trừ tịch là gì? Đêm trừ tịch 2025 là ngày nào?
Lễ trừ tịch là gì? Đêm trừ tịch 2025 là ngày nào?
Theo nghĩa Hán Việt, “trừ” có nghĩa là thay đổi, hoán đổi và “tịch” là đêm nên hai từ “trừ tịch” mang ý nghĩa là “đêm của sự thay đổi” hay “đêm của thời khắc giao thời”.
Lễ Trừ Tịch là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tức là vào đêm Giao thừa (từ 23h đến 1h).
Đây là một phong tục mang ý nghĩa tống tiễn những điều xấu của năm cũ, đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới với nhiều hy vọng và phúc lành.
Theo quan niệm dân gian, thời điểm giao thừa là lúc trời đất chuyển giao giữa Âm (năm cũ) và Dương (năm mới). Lễ Trừ Tịch giúp xua đuổi tà khí và làm mới không gian sống.
Theo lịch Vạn niên, đêm trừ tịch 2025 là đêm giao thừa rơi vào ngày 28/01/2025 dương lịch nhằm ngày 29/12/2024 âm lịch.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Lễ trừ tịch là gì? Đêm trừ tịch 2025 là ngày nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ vào đêm giao thừa?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ:
Điều 12. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cho phép bắn pháo hoa nổ vào đêm giao thừa.
Thời gian bắn pháo hoa nổ đêm giao thừa là bao lâu?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ:
Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
[...]
Theo quy định trên, thời gian bắn pháo hoa nổ đêm giao thừa là 15 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?