Mâm cúng ông công ông táo 2025 gồm những gì? Thắp hương không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu?
Mâm cúng ông công ông táo 2025 gồm những gì?
Ông Công Ông Táo, hay còn gọi là Táo Quân, là một trong những vị thần trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam. Theo truyền thuyết, Táo Quân là những vị thần cai quản bếp núc và đời sống gia đình.
Ông Công Ông Táo gồm ba vị thần: hai ông và một bà, thường được biết đến là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Nhiệm vụ của các vị thần này là theo dõi, ghi chép mọi việc xảy ra trong gia đình suốt một năm và đến ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) sẽ về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng.
Mâm cúng Ông Công Ông Táo là phần quan trọng trong lễ tiễn Táo Quân về trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Tùy thuộc vào từng vùng miền, điều kiện kinh tế và phong tục, mâm cúng có thể khác nhau, nhưng thường bao gồm các lễ vật cơ bản sau:
[1] Cá chép
Cá chép sống là biểu tượng quan trọng, được coi là phương tiện để Táo Quân cưỡi về trời. Sau khi cúng, cá chép sẽ được thả phóng sinh ra ao, hồ, sông.
Tuy nhiên ở một số địa phương nếu không có cá chép sống thì có thể dùng cá chép giấy để thay thế.
[2] Bộ đồ lễ Táo Quân
Bộ đồ lễ Táo Quân bao gồm mũ, áo, giày và vàng mã dành riêng cho hai Táo ông và một Táo. Bộ mũ áo thường được làm bằng giấy trang kim màu sắc rực rỡ và được đốt sau khi cúng xong.
[3] Mâm cỗ mặn (hoặc chay)
[4] Trái cây
Mâm ngũ quả bày trên bàn thờ Táo Quân thường gồm 5 loại trái cây khác nhau, tùy theo mùa vụ và ý nghĩa phong thủy. Ví dụ: chuối, bưởi, cam, quất, táo, hoặc xoài.
[5] Hương, đèn, nước và rượu
Việc chuẩn bị mâm cúng cần sự thành tâm và chu đáo, không nhất thiết phải quá cầu kỳ hay đắt đỏ. Điều quan trọng là lòng thành kính dâng lên Ông Công Ông Táo, bày tỏ sự biết ơn và mong cầu bình an, may mắn cho gia đình.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Mâm cúng ông công ông táo 2025 gồm những gì? Thắp hương không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thắp hương không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
[...]
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
[...]
Theo quy định trên, cá nhân có hành vi thắp hương không đúng nơi quy định thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng 02 lần cá nhân.
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ tối thiếu bao nhiêu ngày tết âm lịch?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động làm việc tại Việt Nam được nghỉ ít nhất 05 ngày vào ngày Tết Âm lịch.
Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính xác khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?