Mùng mấy tháng chạp 2025 đi tảo mộ? Việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được quy định như thế nào?
Mùng mấy tháng chạp 2025 đi tảo mộ?
Tảo mộ là một phong tục truyền thống của Việt Nam thường được tổ chức trước tết Nguyên đán. Đi tảo mộ là việc chăm sóc, dọn dẹp và thăm viếng phần mộ của tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất. Đây được xem là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ và cầu mong sự phù hộ từ những người đã khuất.
Việc đi tảo mộ thường được tổ chức vào tháng Chạp hằng năm (tháng 12 âm lịch). Tuy nhiên, ngày đi tảo mộ cụ thể sẽ không cố định và thường phụ thuộc vào phong tục từng địa phương, gia đình. Thông thường, thời gian tảo mộ trước tết nguyên đán sẽ rơi từ ngày 20 tháng Chạp đến 29, 30 tháng Chạp.
Năm 2025, ngày 20 tháng Chạp đến 29 tháng Chạp sẽ rơi vào ngày 19/01/2025 đến ngày 28/01/2025.
Nội dung thông tin "Mùng mấy tháng chạp 2025 đi tảo mộ" chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của mỗi địa phương, mỗi gia đình mà có thể lựa chọn ngày đi tảo mộ khác nhau.
Mùng mấy tháng chạp 2025 đi tảo mộ? Việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được quy định như thế nào?
Tại Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:
- Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
- Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt bị phạt bao nhiêu năm tù?
Tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:
Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Theo đó, hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Quan điểm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 theo Quyết định 1909?
Tại Quyết định 1909/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 có đề cập đến quan điểm chiến lược phát triển như sau:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và biến đổi kinh tế - xã hội, con người do tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...
- Xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt.
- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
- Phát huy mọi nguồn lực phát triển để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhân tố thúc đẩy phát triển con người Việt Nam trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.
- Chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?