Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào? Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối?

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất hiện nay là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 được Quốc Hội thông qua ngày 16/6/2010.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011, bao gồm 07 Chương và 66 Điều.

Dưới đây là một số văn bản hướng dẫn Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 còn hiệu lực:

- Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

- Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

- Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

- Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

- Thông tư 17/2023/TT-NHNN quy định về kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Thông tư 26/2020/TT-NHNN quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Thông tư 42/2015/TT-NHNN Quy định về nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

[...]

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/08012025/ngan-hang-nha-nuoc.jpg

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối là:

- Quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.

- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

- Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Điều 3. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
[...]
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
[...]

Theo đó, mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động?
Đã có Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 07/2025/TT-BCT quy định về thực hiện quản lý nhu cầu điện mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 06/2025/TT-BCT quy định điều độ, vận hành, thao tác, xử lý sự cố, khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 04/2025/TT-BCT quy định trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở 2023 mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ 29 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thông tin và truyền thông từ ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Quyết định 108/QĐ-TCT Quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Thông tư hướng dẫn Luật Khám chữa bệnh mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 19/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
107 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào