Đặc điểm bảo an là gì? Khi giao dịch tiền mặt, nếu phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả thì ngân hàng cần xử lý như thế nào?
Đặc điểm bảo an là gì?
Hiện nay, thuật ngữ "đặc điểm bảo an" xuất hiện ở nhiều văn bản pháp luật, điển hình như:
- Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
- Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai và sửa đổi thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
....và một số văn bản khác...
Theo đó, trong lĩnh vực tiền tệ, đặc điểm bảo an là những đặc điểm có trên đồng tiền để phân biệt tiền thật, tiền giả (theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN)
Trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc điểm bảo an có trên giấy chứng nhận giúp phân biệt giấy chứng nhận thật và giấy chứng nhận giả.
Ngoài ra, đặc điểm bảo an còn được xuất hiện trên một số giấy tờ khác.
Đặc điểm bảo an là gì? Khi giao dịch tiền mặt, nếu phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả thì ngân hàng cần xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi giao dịch tiền mặt, nếu phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả thì ngân hàng cần xử lý như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2013/TT-NHNN có quy định về việc thu giữ tiền giả như sau:
Điều 5. Thu giữ tiền giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại, thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) và xử lý như sau:
a) Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản, phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1), thu giữ, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
b) Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1) và thu giữ nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch.
Theo đó, khi giao dịch tiền mặt, nếu phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả thì ngân hàng cần xử lý như sau:
- Đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại, thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an)
- Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản, phải lập biên bản thu giữ, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả.
- Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải lập biên bản và thu giữ nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
Việc đóng gói, bảo quản tiền giả được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 28/2013/TT-NHNN có quy định về việc đóng gói, bảo quản tiền giả như sau:
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.
- Đóng gói, niêm phong tiền giả
+ Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 tờ, đóng vào phong bì (gọi tắt là đóng bì) và niêm phong; không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng thếp, đóng bó và niêm phong.
+ Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng hoặc không đủ 1.000 miếng cũng đóng túi và niêm phong.
- Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?