Lời nhận xét môn Toán lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27?
Lời nhận xét môn Toán lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27?
Lời nhận xét môn Toán lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT dành cho giáo viên thực hiện đánh giá quá trình học môn Toán, giúp học sinh nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch học tập hiệu quả hơn.
Dưới đây là mẫu lời nhận xét môn Toán lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có thể tham khảo:
Em nắm vững kiến thức, có kỹ năng tính toán nhanh nhẹn. Em tiếp thu bài tốt, tính toán chính xác. Em có năng khiếu về toán học, chủ động trong học tập. Em luôn tích cực xung phong phát biểu xây dựng bài học. Em có kỹ năng tính toán nhanh, biết ước lượng đồ vật và vận dụng tốt vào thực tiễn. Em tiếp thu bài tốt, thực hành thành thạo các bài tập. Em biết đổi các đơn vị đo độ dài đã học và vận dụng vào thực hành tốt. Em tiếp thu bài tốt, trình bày bài sạch đẹp. Em hiểu nhanh và thực hiện đúng các phép tính cộng trừ có nhớ. Em chú ý nghe giảng, làm bài tốt. Em tính toán có nhiều tiến bộ. Đáng khen. Em thực hiện thao tác tách gộp số tốt. Em đọc tên đoạn thẳng, đường thẳng chính xác. Em biết quan sát tranh và viết phép tính chính xác. Em thực hiện phép cộng trừ rất thành thạo. Em làm toán nhanh nhưng chưa cẩn thận. Em tiếp thu bài tốt,cần rèn viết số rõ ràng hơn nhé. Em có kỹ năng tính toán khá, cần rèn thêm tính cẩn thận. Em nhận dạng toán nhanh, cần cẩn thận khi tính. Em đọc tên điểm, đoạn thẳng chính xác. Em còn chủ quan khi làm bài, cần mạnh dạn hơn khi phát biểu. Kĩ năng tính toán của em còn chậm, còn bôi xóa nhiều khi làm bài. Em tiếp thu chậm, chưa hoàn thành bài, cần tập trung nghe giảng hơn. [...] |
Lời nhận xét môn Toán lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27? (Hình từ Internet)
Giáo viên tiểu học có trách nhiệm gì trong việc đánh giá học sinh?
Căn cứ theo Điều 16 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, trách nhiệm của giáo viên tiểu học trong việc đánh giá học sinh là:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.
+ Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
+ Theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
- Đối với giáo viên giảng dạy môn học:
+ Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định.
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu kết quả giáo dục học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.
+ Theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
Mục đích đánh giá học sinh tiểu học để làm gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, mục đích đánh giá học sinh tiểu học là để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?