Lời nhận xét môn Công nghệ học kì 1 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?
Lời nhận xét môn Công nghệ học kì 1 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?
Lời nhận xét môn Công nghệ học kì 1 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025 như sau:
Em thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, kĩ năng lắng nghe và diễn đạt tốt. Em bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng. Em nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo Em thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, thảo luận nhóm tốt. Em nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn. Em luôn tích cực hoàn thành sản phẩm công nghệ. Em hoàn thành sản phẩm đúng quy định. Em luôn tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm. Em thực hiện tốt các thao tác khi thực hành sản phẩm. Em hoàn thành tốt nội dung môn học. Em nắm vững quy trình, trang trí sản phẩm sáng tạo. Em có chú ý quan sát, nhận xét đúng quy trình Em biết vận dụng kiến thức vào thực hành Em lắp ghép mô hình đúng kĩ thuật, nhanh nhẹn hoàn thành sản phẩm. Em cần cố gắng hoàn thành sản phẩm tại lớp. Em chủ động thắc mắc về bài học Em nắm được các yêu cầu cần đạt, hoàn thành môn học. Em thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ. - Em biết phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. - Em thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật. - Em tiếp thu bài tốt, hăng hái phát biểu. - Em nắm vững nội dung, kiến thức, trả lời đúng câu hỏi của bài học. - Em thực hiện được một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình. - Em thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, kĩ năng lắng nghe khá tốt - Em nhanh nhẹn thao tác lắp ghép các sản phẩm đúng kĩ thuật. - Em chăm chỉ thực hành sản phẩm nhưng cần cẩn thận hơn khi thao tác. - Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Nắm được tiếp thu kiến thức mới nhanh, thông minh, khéo tay. - Nắm được nội dung, kiến thức môn học; cần sôi nổi, mạnh dạn hơn trong giờ học - Em có cố gắng nhưng chưa thực hiện được một số hoạt động cá nhân. - Ngoan, lễ phép nhưng học còn chậm, chưa nắm được nội dung cơ bản của chương trình. - Học hơi trầm, chưa chịu khó vươn lên nên kết quả chưa đạt. |
* Trên đây là Mẫu Lời nhận xét môn Công nghệ học kì 1 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025? chỉ mang tính chất tham khảo.
Lời nhận xét môn Công nghệ học kì 1 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Đề kiểm tra định kỳ đối với học sinh tiểu học được thiết kế theo bao nhiêu mức?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 7. Đánh giá định kỳ
1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
c) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
[....]
Như vậy, theo quy định nêu trên, đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Hiệu trường có trách nhiệm như thế nào trong công tác đánh giá học sinh Tiểu học?
Theo quy định tại Điều 15 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về trách nhiệm của nhà hiệu trưởng như sau:
Điều 15. Trách nhiệm của hiệu trưởng
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh theo quy định tại Thông tư này; đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2. Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá học sinh.
3. Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kỳ; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh; xác nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lý hồ sơ đánh giá học sinh.
4. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.
Như vậy, trong công tác đánh giá học sinh Tiểu học, hiệu trưởng trường cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
[1] Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh theo quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT;
[2] Đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
[3] Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá học sinh
[4] Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kỳ; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh; xác nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lý hồ sơ đánh giá học sinh.
[5] Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?