Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27?
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27?
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27 là nhận xét của giáo viên trong quá trình giảng dạy và theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Qua những nhận xét này, phụ huynh và học sinh có thể hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp trong học tập.
Dưới đây là lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27 có thể tham khảo:
Về khả năng đọc Em đã đọc khá trôi chảy các bài tập, phát âm rõ ràng. Em đã biết ngắt nghỉ câu đúng chỗ, giúp cho bài đọc thêm lưu loát. Em đọc diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của nhân vật. Em cần luyện tập thêm để đọc nhanh và lưu loát hơn. Em cần chú ý phát âm một số từ còn chưa rõ. Về khả năng viết Chữ viết của em đã đều, đẹp hơn. Em đã viết chính tả khá tốt, ít mắc lỗi sai. Câu văn của em đã mạch lạc, rõ ràng hơn. Em có những ý tưởng hay và độc đáo trong các bài viết. Em cần luyện viết thường xuyên để chữ viết đẹp hơn và viết nhanh hơn. Về khả năng nghe hiểu Em đã hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi khá tốt. Em cần tập trung hơn khi nghe cô giáo giảng bài. Em cần luyện tập để nhớ lâu hơn những từ mới và câu văn. Về thái độ học tập Em rất tích cực trong giờ học, thường xuyên giơ tay phát biểu. Em luôn làm bài tập đầy đủ và đúng hạn. Em rất yêu thích môn Tiếng Việt và có hứng thú với việc học. Em cần cố gắng hơn trong việc hoàn thành bài tập. [...] |
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 cuối kì 1 theo Thông tư 27? (Hình từ Internet)
Mục đích đánh giá học sinh lớp 1 để làm gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, việc thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 nhằm các mục đích dưới đây:
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Việc đánh giá học sinh lớp 1 phải đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, việc thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?