Lời nhận xét môn trải nghiệm, hướng nghiệp THCS học kì 1 theo Thông tư 22 năm học 2024-2025?
Lời nhận xét môn trải nghiệm, hướng nghiệp THCS học kì 1 theo Thông tư 22 năm học 2024-2025?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định môn trải nghiệm hướng nghiệp THCS là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Lời nhận xét môn trải nghiệm, hướng nghiệp THCS có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản thân. Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, về công việc và về bản thân. Các em sẽ tự tin hơn khi đối mặt với những thử thách và khó khăn.
Dưới đây là mẫu lời nhận xét môn trải nghiệm hướng nghiệp THCS học kì 1 năm học 2024-2025, giáo viên có thể tham khảo:
Em là một học sinh năng động, tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Em đã có những trải nghiệm rất bổ ích và thể hiện được nhiều kỹ năng mềm. Em là một học sinh có tinh thần trách nhiệm cao. Em luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và giúp đỡ bạn bè. Em luôn nhiệt tình, sáng tạo trong các hoạt động của lớp. Em đã có những ý tưởng hay và đóng góp tích cực vào thành công của nhóm. Em rất khéo tay và sáng tạo. Sản phẩm của em đã thể hiện được sự tỉ mỉ và độc đáo. Em có khả năng thuyết trình rất tốt. Bài thuyết trình của em đã để lại ấn tượng sâu sắc cho cả lớp. Em cần tập trung hơn vào các bài học thực hành để có những trải nghiệm sâu sắc hơn. Em có thể cải thiện khả năng làm việc nhóm bằng cách lắng nghe ý kiến của bạn bè và cùng nhau tìm ra giải pháp. Em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học kỳ này. Em đã tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến cá nhân và làm việc nhóm. Luôn ý thức bảo vệ thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường Cần cải thiện khả năng giao tiếp, chưa tập trung cao độ khi làm việc. Chưa biết quản lý thời gian hiệu quả, cần cân bằng giữa học tập và vui chơi. |
*Lưu ý: Lời nhận xét môn trải nghiệm, hướng nghiệp THCS học kì 1 năm học 2024-2025 chỉ mang tính chất tham khảo!
Lời nhận xét môn trải nghiệm, hướng nghiệp THCS học kì 1 theo Thông tư 22 năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS theo môn học như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS theo môn học như sau:
[1] Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét
- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.
[2] Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số
- Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:
TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.
- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:
ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.
ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.
Đánh giá thường xuyên học sinh THCS thông qua các hình thức nào?
Theo quy định Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, việc đánh giá thường xuyên học sinh THCS thông qua các hình thức hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
[1] Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, như sau:
*Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
*Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
[2] Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?