Việc bảo lưu ý kiến khi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác về nội dung dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện thế nào?
- Việc bảo lưu ý kiến khi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác về nội dung dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện thế nào?
- Khi được yêu cầu tham khảo bằng văn bản cho dự thảo kết luận thanh tra thì khi trả lời có cần kèm theo thông tin, tài liệu có liên quan không?
- Đối với những nội dung chưa đủ cơ sở để kết luận trong nội dung thanh tra mà cần ban hành kết luận thanh tra thì xử lý thế nào?
Việc bảo lưu ý kiến khi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác về nội dung dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 08/2024/TT-TTCP quy định về xây dựng dự thảo kết luận thanh tra như sau:
Điều 14. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
1. Việc xây dựng dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Luật Thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, gửi thành viên Đoàn thanh tra để tham gia ý kiến bằng văn bản và nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra.
Trường hợp Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp để lấy ý kiến góp ý trực tiếp của các thành viên Đoàn thanh tra vào dự thảo kết luận thanh tra thì nội dung cuộc họp được lập thành biên bản.
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét dự thảo kết luận thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra trình. Khi cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu báo cáo bằng văn bản hoặc tổ chức cuộc họp để Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trực tiếp báo cáo giải trình, làm rõ thêm những vấn đề dự kiến kết luận và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra. Nội dung cuộc họp được lập thành biên bản.
Trường hợp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác về nội dung dự thảo kết luận thanh tra và đề nghị được bảo lưu ý kiến thì ý kiến bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản gửi người ra quyết định thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung bảo lưu, căn cứ bảo lưu và chịu trách nhiệm về việc bảo lưu của mình.
3. Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra nghiên cứu, tiếp thu nội dung báo cáo giải trình, làm rõ thêm những vấn đề dự kiến kết luận để hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra, trình người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Theo đó, trường hợp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác về nội dung dự thảo kết luận thanh tra và đề nghị được bảo lưu ý kiến thì ý kiến bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản gửi người ra quyết định thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung bảo lưu, căn cứ bảo lưu và chịu trách nhiệm về việc bảo lưu của mình.
Việc bảo lưu ý kiến khi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác về nội dung dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Khi được yêu cầu tham khảo bằng văn bản cho dự thảo kết luận thanh tra thì khi trả lời có cần kèm theo thông tin, tài liệu có liên quan không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-TTCP quy định về tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo kết luận thanh tra như sau:
Điều 16. Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo kết luận thanh tra
1. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật Thanh tra.
Khi thấy cần thiết, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp hoặc tham mưu văn bản tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về một hoặc một số nội dung của dự thảo kết luận thanh tra.
2. Trường hợp tổ chức cuộc họp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cử người tham dự đúng thành phần và tham gia ý kiến về các nội dung theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra. Kết quả cuộc họp được lập thành biên bản, ghi rõ ý kiến và có chữ ký của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự cuộc họp.
3. Trường hợp tham khảo ý kiến bằng văn bản thì cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời kịp thời, đầy đủ, rõ ràng các nội dung được tham khảo ý kiến về nội dung dự thảo kết luận thanh tra, kèm theo thông tin, tài liệu có liên quan (nếu có). Nội dung tham khảo ý kiến và ý kiến tham gia được quản lý theo quy định.
4. Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra, trình người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Theo đó khi tham khảo ý kiến bằng văn bản thì cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời kịp thời, đầy đủ, rõ ràng các nội dung được tham khảo ý kiến về nội dung dự thảo kết luận thanh tra, kèm theo thông tin, tài liệu có liên quan (nếu có).
Nội dung tham khảo ý kiến và ý kiến tham gia được quản lý theo quy định.
Đối với những nội dung chưa đủ cơ sở để kết luận trong nội dung thanh tra mà cần ban hành kết luận thanh tra thì xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 08/2024/TT-TTCP quy định về ban hành kết luận thanh tra như sau:
Điều 17. Ban hành kết luận thanh tra
1. Việc ban hành kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 78 của Luật Thanh tra.
Trường hợp nội dung dự thảo kết luận thanh tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật Thanh tra thì người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo báo cáo, trình người ra quyết định thanh tra ký báo cáo gửi Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Trưởng đoàn thanh tra giúp người ra quyết định thanh tra nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (nếu có) để hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra.
2. Trường hợp cần phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra đối với các nội dung có đủ cơ sở để kết luận.
Đối với nội dung chưa đủ cơ sở để kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra tham mưu cho người ra quyết định thanh tra có giải pháp tiếp tục làm rõ và ban hành kết luận thanh tra theo quy định.
3. Trường hợp kết luận thanh tra có nội dung bí mật nhà nước thì Trưởng đoàn thanh tra tham mưu với người ra quyết định thanh tra xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
Khi thấy cần thiết, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc công khai và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể xem xét ban hành kết luận thanh tra riêng về nội dung thanh tra có chứa bí mật nhà nước.
4. Trường hợp kết luận thanh tra chưa công khai nhưng phát hiện có nội dung cần sửa đổi, bổ sung thì người ra quyết định thanh tra giao Trưởng đoàn thanh tra báo cáo, trình người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung, lý do của việc sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, trường hợp cần phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra đối với các nội dung có đủ cơ sở để kết luận.
Đối với nội dung chưa đủ cơ sở để kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra tham mưu cho người ra quyết định thanh tra có giải pháp tiếp tục làm rõ và ban hành kết luận thanh tra theo quy định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra chuyên ngành có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?