Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương do ai cấp? Thời hạn sử dụng là bao lâu?

Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương do ai cấp? Thời hạn sử dụng là bao lâu? Quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương cụ thể ra sao?

Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương do ai cấp? Thời hạn sử dụng là bao lâu?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định về thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương như sau:

Điều 6. Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương
1. Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương (sau đây gọi là Thẻ) do Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Kinh phí làm Thẻ được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Văn phòng Bộ Công Thương.

Như vậy, theo quy định, thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương (sau đây gọi là Thẻ) do Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.

Đồng thời, kinh phí làm Thẻ được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Văn phòng Bộ Công Thương.

Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương do ai cấp? Thời hạn sử dụng là bao lâu?

Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương do ai cấp? Thời hạn sử dụng là bao lâu? (Hình từ Internet)

06 trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ 01/11/2024?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định về thu hồi Thẻ như sau:

Điều 10. Thu hồi Thẻ
1. Thủ trưởng cơ quan gửi văn bản về Thanh tra Bộ Công Thương đề nghị thu hồi Thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cùng hồ sơ, tài liệu minh chứng kèm theo chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh một trong các trường hợp sau đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:
a) Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không được tiếp tục giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc nghỉ hưu, thôi việc, chết hoặc không còn đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn cấp Thẻ;
b) Bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc trong hoạt động công vụ;
c) Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực;
d) Bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích;
đ) Bị cơ quan, người có thẩm quyền kết luận có hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra năm 2022;
e) Thẻ hết thời hạn sử dụng.
[...]

Theo đó, Thủ trưởng cơ quan gửi văn bản về Thanh tra Bộ Công Thương đề nghị thu hồi Thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cùng hồ sơ, tài liệu minh chứng kèm theo chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh một trong các trường hợp sau đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:

- Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không được tiếp tục giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc nghỉ hưu, thôi việc, chết hoặc không còn đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn cấp Thẻ;

- Bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc trong hoạt động công vụ;

- Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực;

- Bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích;

- Bị cơ quan, người có thẩm quyền kết luận có hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra năm 2022;

- Thẻ hết thời hạn sử dụng.

Quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định cụ thể như sau:

Điều 4. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương
1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hằng năm.
2. Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo tới các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Kế hoạch mở lớp và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách tham gia bồi dưỡng.
3. Thanh tra Bộ chủ trì xây dựng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và những đối tượng khác tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành gồm:
a) Quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng;
c) Cập nhật những quy định mới của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
d) Những quy định khác có liên quan.

Như vậy, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương nhưu sau:

- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hằng năm.

- Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo tới các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Kế hoạch mở lớp và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách tham gia bồi dưỡng.

- Thanh tra Bộ chủ trì xây dựng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và những đối tượng khác tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành gồm:

+ Quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng;

+ Cập nhật những quy định mới của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

+ Những quy định khác có liên quan.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào