Đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương?

Cho tôi hỏi: Hiện nay, đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương như thế nào? Câu hỏi từ anh Lý - Quảng Ngãi.

Đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương?

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về quản lý, cấp thẻ Thanh tra và một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương..

Xem toàn văn dự thảo dự thảo Thông tư quy định về quản lý, cấp thẻ Thanh tra và một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương TẠI ĐÂY

Dự thảo Thông tư quy định về quản lý, cấp thẻ Thanh tra và một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương áp dụng đối với Thanh tra Bộ Công Thương; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành:

Theo dự thảo, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Thanh tra 2022, cụ thể như sau:

+ Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương có đủ điều kiện cấp hoặc Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên do Trường cán bộ thanh tra cấp.

+ Còn thời gian công tác theo quy định ít nhất 12 tháng.

- Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Công Thương:

+ Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Công Thương (sau đây gọi là Thẻ) do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

+ Kinh phí làm Thẻ được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Văn phòng Bộ Công Thương. Thời hạn sử dụng Thẻ không quá 05 năm kể từ ngày cấp.

+ Về hình thức cấp Thẻ, dự thảo quy định cấp mới Thẻ khi công chức đủ điều kiện và được thủ trưởng cơ quan phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

+ Cấp lại Thẻ trong các trường hợp: Thẻ hết thời hạn sử dụng; Thẻ bị mất do nguyên nhân khách quan, Thẻ bị hỏng, do thay đổi số Thẻ, tên cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có sự thay đổi hoặc khi có quy định mới của cấp có thẩm quyền thì Thẻ được cấp lại có thời hạn sử dụng và mã số Thẻ như Thẻ đã được cấp trước đó.

- Không sử dụng Thẻ của người khác hoặc cho người khác mượn Thẻ để sử dụng:

+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chỉ được sử dụng Thẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

+ Không sử dụng Thẻ vào mục đích cá nhân, sử dụng Thẻ của người khác hoặc cho người khác mượn Thẻ để sử dụng. Trường hợp công chức sử dụng Thẻ trái quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành phải có Thẻ trong quá trình tiến hành thanh tra.

- Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ khi có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra:

Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành Quyết định tạm đình chỉ sử dụng Thẻ đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý và báo cáo về Bộ Công Thương một trong các trường hợp:

+ Có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định xử lý;

+ Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật;

+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên;

+ Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam.

+ Sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền chứng minh người được cấp Thẻ không vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi công vụ hoặc hết thời hạn xử lý kỷ luật, Thủ trưởng cơ quan ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ sử dụng Thẻ.

Lưu ý: Dự thảo vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, chưa có văn bản chính thức.

Đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương?

Đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương?(Hình từ Internet)

Thanh tra là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thanh tra như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
...

Như vậy, thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Mục đích của thanh tra là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:

Điều 3. Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, mục đích của hoạt động thanh tra là:

- Phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;

- Phát huy nhân tố tích cực;

- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trân trọng!

Thanh tra chuyên ngành
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh tra chuyên ngành
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra chuyên ngành là gì? Thủ tục thanh tra chuyên ngành thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra là bao nhiêu ngày? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành từ ngày 01/03/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền để thực hiện công bố kết luận thanh tra chuyên ngành hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền gì trong xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên và môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật quy định nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh tra chuyên ngành
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
160 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh tra chuyên ngành
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào