Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ? Cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ?
Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ? Cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ?
Đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ là một văn bản sinh viên gửi yêu cầu xem xét lại kết quả bài thi của mình. Sinh viên có thể gửi đơn phúc khảo khi cho rằng điểm số mình nhận được chưa phản ánh đúng năng lực thực tế hoặc có những sai sót trong quá trình chấm thi.
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có quy định riêng về thời hạn nộp đơn phúc khảo. Thường thì sinh viên phải nộp đơn trong vòng 10-15 ngày kể từ ngày công bố kết quả.
Hiện hành pháp luật không quy định cụ thể về mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ. Tuy nhiên anh/chị có thể tham khảo mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ sau đây:
Tải mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ tại đây.
Cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ?
Anh/chị có thể tham khảo cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ theo hướng dẫn sau:
- Kính gửi: "Hội đồng chấm thi" hoặc "Phòng Đào tạo"
- Thông tin cá nhân: Tên lớp học, số báo danh (Mã thẻ sinh viên), số phòng thi, ngày giờ thi, môn thi, kết quả thi
- Lý do phúc khảo: Phần này rất quan trọng, cần trình bày chi tiết và rõ ràng các lý do cho rằng kết quả bài thi chưa chính xác.
Cụ thể hóa: Thay vì nói chung chung là "điểm số không hợp lý", hãy đưa ra những ví dụ cụ thể như: "Em đã làm đúng câu [Số câu] nhưng kết quả lại bị trừ điểm", hoặc "Em đã tham khảo tài liệu và thấy rằng đáp án của mình là chính xác".
Nếu có bất kỳ bằng chứng nào (ví dụ: ghi chú trên bài làm, tài liệu tham khảo) thì có thể đính kèm vào đơn.
Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ? Cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ? (Hình từ Internet)
Sinh viên có quyền và nhiệm vụ gì?
Tại Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định sinh viên có quyền và nhiệm vụ sau:
- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, sinh viên không được:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.
Sinh viên vi phạm có thể xử lý như thế nào?
Tại Điều 71 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định về xử lý vi phạm như sau:
Điều 71. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái pháp luật;
2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
3. Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái pháp luật;
4. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
5. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; ngược đãi, hành hạ người học;
6. Vi phạm quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học;
7. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục đại học;
8. Làm thất thoát kinh phí, lợi dụng hoạt động giáo dục đại học để thu tiền sai quy định hoặc vì mục đích vụ lợi;
9. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
Như vậy, trường hợp sinh viên vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính tùy vào tính chất, mức độ vi phạm; cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?