Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp huyện năm 2024 - 2025?
Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp huyện năm 2024 - 2025?
Ngày 10/11/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Công Văn 5943/BGDDT-GDTrH năm 2022 Tải về đồng ý với nội dung của Đề án sân chơi Violympic dành cho học sinh phổ thông.
Đồng thời, thể lệ, lịch thi của Cuộc thi Violympic năm học 2024-2025 cụ thể: Tại đây
* Về cấu trúc bài thi:
- Mỗi tổ hợp đề thi sẽ gồm 01 bài thi leo dốc.
- Bài thi sẽ bao gồm 30 câu hỏi tuân theo ma trận dễ, trung bình và câu hỏi khó.
- Bài thi leo dốc không giới hạn số câu sai tối đa, nhưng mỗi lần sai học sinh sẽ mất cơ hội có điểm tại các câu mình đã làm sai.
- Điểm tối đa học sinh có thể đạt được tại vòng các cấp năm học 2024- 2025 là 300 điểm.
- Các tổ hợp đề thi cho các ngày thi khác nhau là khác nhau.
Đồng thời, Ban tổ chức sẽ cấp giấy chứng nhận online cấp quận/huyện vào tài khoản của học sinh có điểm đạt từ 180 trở lên.
Các học sinh dự thi vòng cấp Quận/Huyện cần hoàn thành vòng thi cấp Trường và đạt từ 180 điểm trở lên, nếu không hoàn thành điều kiện trên sẽ không thể thi vòng cấp Quận/Huyện.
Ngoài ra, đối với thí sinh tự do: Thí sinh cần đạt đủ 180 điểm ở vòng thi cấp Trường để thi tiếp vòng cấp Quận/Huyện.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận online này nhằm khuyến khích học sinh, không ảnh hưởng đến giải do các đơn vị xét thưởng cho học sinh.
Đối với học sinh bắt buộc tham gia vòng cấp trường tại trường hoặc do BTC Quốc gia giám sát mới được hệ thống chọn tham gia vòng cấp Quận/Huyện.
* Trên đây là Thông tin Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp huyện năm 2024 - 2025?
Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp huyện năm 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm điều gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông như sau:
Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
3. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho các loại hình nhà trường ở giáo dục phổ thông có các nội dung chủ yếu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật Giáo dục 2019 quy định về điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục như sau:
Điều 53. Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
1. Điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho các loại hình nhà trường ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Tài chính và tài sản của nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cụ thể hóa các nội dung của điều lệ nhà trường để áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
Như vậy, điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho các loại hình nhà trường ở giáo dục phổ thông có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
- Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;
- Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
- Nhiệm vụ và quyền của người học;
- Tổ chức và quản lý nhà trường;
- Tài chính và tài sản của nhà trường;
- Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
- Ngày 8 tháng 1 là ngày gì? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Đã có Thông tư 51/2024/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
- Đã có Thông tư 56/2024/TT-BYT quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện?
- Đã có Nghị định 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước?