Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
[...]
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
[...]
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
[...]
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Theo đó, vào dịp Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch), người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 05 ngày.
Như vậy, nếu cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước Tết Nguyên đán hay không?
Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tạm ứng tiền lương như sau:
Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, việc có được tạm ứng tiền lương trước Tết Nguyên đán hay không sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động.
Nếu được tạm ứng tiền lương thì người lao động sẽ không bị tính lãi.
Người lao động xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán được không?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương cụ thể như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, theo quy định trên thì khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc mà người lao động muốn xin nghỉ thêm sau Tết thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động bằng cách nghỉ không hưởng lương.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp này cần phải có sự đồng ý của công ty (người sử dụng lao động) hoặc phải xin phép trước trong một khoảng thời gian hợp lý.
Tuy nhiên, người lao động còn có thể sử dụng ngày phép năm để xin nghỉ thêm sau dịp tết âm lịch theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 nhưng phải thông báo trước cho người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết nguyên đán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?