Công văn hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra mới nhất cấp THCS, THPT năm 2024-2025?
Công văn hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra mới nhất cấp THCS, THPT năm 2024-2025?
Ngày 17 tháng 12 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH V/v v thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT. Tải về
Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT căn cứ nội dung đã được tập huấn cho giáo viên cốt cán vào tháng 11/20241 , tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên của các cơ sở giáo dục có thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn quản lí.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục ở cấp trung học phổ thông xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật (tham khảo Phụ lục kèm theo); trong năm học 2024-2025 triển khai thực hiện từ học kì 2.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Sở GDĐT phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học).
Dưới đây là Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024:
(1) Ma trận đề kiểm tra định kỳ:
(2) Bản đặc tả đề kiểm tra định kỳ:
Công văn hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra mới nhất cấp THCS, THPT năm 2024-2025? (Hình từ Internet)
Đánh giá định kì đối với học sinh THCS, THPT được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì đối với học sinh THCS, THPT như sau:
(1) Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
(3) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
(4) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
(5) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Các mức đánh giá kết quả rèn luyện đối với học sinh THCS, THPT như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định có 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện đối với học sinh THCS, THPT bao gồm: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
(1) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo từng học kì như sau:
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
(2) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cho cả năm học
- Mức Tốt: Học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: Học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá từ mức Đạt trở lên; Học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Tốt; học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: Học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; Học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Ngoài ra, việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được thực hiện theo các căn cứ dưới đây:
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?