Đội du kích Bắc Sơn được thành lập vào thời gian nào?
- Đội du kích Bắc Sơn được thành lập vào thời gian nào?
- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như thế nào?
- Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là gì?
Đội du kích Bắc Sơn được thành lập vào thời gian nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 như sau:
I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
[...]
Theo tiểu mục 3 Mục 1 Phần thứ nhất Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2021 tỉnh Lạng Sơn như sau:
I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH LẠNG SƠN
[...]
3. Khái quát về hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
[...]
Trên mảnh đất Lạng Sơn còn lưu dấu nhiều di tích cách mạng trong thời kỳ chống Pháp như: Khu di tích chiến thắng Đường 4, khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, tiêu biểu là khu di tích lịch sử khởi nghĩa Bắc Sơn đã được xếp hạng Quốc gia đặc biệt vào ngày 22/12/2016 theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại đây ngày 25/9/1940 một số đồng chí thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn về cùng các đồng chí sở tại họp tại đình Nông Lục (Hưng Vũ) quyết định Bắc Sơn khởi nghĩa. Ngày 16/10/1940, đội du kích Bắc Sơn được chính thức thành lập tại Vũ Lăng. Ngày 23/2/1941, tại căn cứ Khuổi Nọi, xã Vũ Lễ, đội Cứu quốc quân I chính thức được thành lập. Ngày nay đi qua đường Bắc Sơn đến trường Vũ Lăng là rất nhiều các di tích như: đình Nông Lục, đồn Mỏ Nhài, Bò Tát, đèo Thâm Thoong - Dập Dị, đèo Tam Canh, Khuổi Nọi, Lân Pán, Lân Táy - Mỏ Pia... nơi mà các đội du kích, cứu quốc quân I, cùng quần chúng cách mạng từ 27/9/1940 đến tháng 8/1945 đã làm cho thực dân Pháp cùng phát xít Nhật kinh hồn bạt vía.
[...]
Như vậy, Đội du kích Bắc Sơn được thành lập vào ngày 16/10/1940.
Đội du kích Bắc Sơn được thành lập vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau:
(1) Tại Hà Nội
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; đại biểu một số ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Sáng ngày 22/12/2024.
- Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
(2) Tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng
- Thời gian: Sáng ngày 21/12/2024
- Tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức.
Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là gì?
Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 hướng dẫn nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau:
- Lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944); quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua, gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; khẳng định bản lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam - một đội quân cách mạng, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng "thế trận lòng dân", nhất là những tư duy, quan điểm mới được nêu trong Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược quốc phòng Việt Nam; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 17/01/2022 của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo, tạo tiền đề vững chắc xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/01/2022 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo"; những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Khẳng định nghệ thuật quân sự Việt Nam kế thừa tinh hoa, truyền thống đánh giặc của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nghệ thuật quân sự Việt Nam không chỉ có sự phát triển vượt bậc về chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật mà còn chứa đựng nhiều nét độc đáo và mang tính nhân văn sâu sắc.
- Lịch sử và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Ngày hội Quốc phòng toàn dân - ngày hội biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện quân với dân một ý chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những thành tựu, kết quả đạt được trong công tác quốc phòng toàn dân 35 năm qua, khẳng định vai trò nòng cốt của quân đội trong tham mưu, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, nhất là ở những địa bàn chiến lược, trọng điểm; những bài học kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
- Tôn vinh và tri ân các Anh hùng liệt sỹ, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cống hiến, hy sinh lập nên những chiến công hiển hách, làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; tập trung phát hiện và biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua Quyết thắng và các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Trung ương và địa phương; khẳng định sự nỗ lực cố gắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển chung của đất nước.
- Làm rõ nguồn gốc, hình ảnh cao đẹp, nhân cách, đặc trưng cơ bản của Bộ đội Cụ Hồ. Trong đó nhấn mạnh Bộ đội Cụ Hồ có phẩm chất rất đặc biệt, đó là sâu thẳm tình đồng đội yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như ra trận, hết lòng vì Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân đã trở thành nét đẹp trong đời sống quân đội và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội.
- Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị âm mưu thực hiện "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang nhân dân; chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Quân đội nhân dân và các tầng lớp Nhân dân.
- Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở; chú trọng đến các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, hoạt động về nguồn; biểu dương, khích lệ các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào ở khu căn cứ cách mạng trong kháng chiến, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?