Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4558:1988 quy định phương pháp so màu xác định màu của nước thải trên quang sắc kế và xác định mùi bằng cảm quan.
Căn cứ theo Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4558:1988 quy định về phương pháp lấy mẫu nước thải như sau:
- Lấy mẫu theo TCVN 4556-88
- Mẫu lấy để xác định màu và mùi của nước thải không được cho hóa chất nào khác để bảo quản. Mẫu phải đem xác đinh màu và mùi ngay (càng sớm càng tốt).
Căn cứ theo Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4558:1988 quy định về nước thải - Phương pháp xác định màu nước như sau:
- Nguyên tắc
Xác định hấp thụ cực đại ánh sáng của nước thải bằng quang sắc kế và căn cứ vào phổ truyền qua của kính lọc tương ứng để xác định màu của nước thải.
- Dụng cụ
Máy quang sắc kế và các loại phụ tùng.
- Tiến hành xác định
+ Lấy 50 ml mẫu lọc qua giấy lọc thường, một phần nước lọc đầu tiên bỏ đi.
+ Cho nước lọc vào cuvet của quang sắc kế có bề dày lớn nhất.
+ Tìm độ dài sóng hấp thụ tối đa (nm) rồi từ đó tra ở bảng dưới sẽ xác định được màu sắc của nước thải nhìn thấy được bằng mắt thường.
Độ dài, sóng của ánh sáng hấp thụ (nm) | Màu của bức xạ hấp thụ | Màu bổ sung của dung dịch nhìn thấy được |
400 – 450 450 – 480 480 – 490 490 – 500 500 – 560 560 – 575 575 – 590 590 – 625 625 - 750 | Màu tím Xanh thẫm Da trời Xanh lá cây Xanh nhạt Xanh vàng Vàng Da cam Đỏ | Xanh vàng Vàng Da cam Đỏ Đỏ tía Tím Xanh thẫm Xanh da trời Xanh lá cây |
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4558:1988 quy định về nước thải - Phương pháp xác định mùi như sau:
- Nguyên tắc
Xác định mùi nước thải trước hết xác định mùi nguyên sơ của nước bằng phương pháp cảm quan.
- Dụng cụ, vật liệu và cách tiến hành theo TCVN 2653-78.
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988? (Hình từ Internet)
Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo yêu cầu như sau:
Điều 87. Hệ thống xử lý nước thải
1. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý;
b) Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa;
c) Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật;
đ) Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.
2. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Như vậy, hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo yêu cầu cụ thể như sau:
- Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý.
- Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa.
- Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.
Quy định về tần suất quan trắc nước thải định kỳ như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về tần suất quan trắc nước thải định kỳ như sau:
- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.
- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường có tần suất quan trắc định kỳ như sau:
+ 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống;
+ 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng;
+ 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng;
+ 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng;
Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường có tần suất quan trắc định kỳ như sau:
+ 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống;
+ 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng;
Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.
- Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêu chuẩn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?