Đã có Luật phòng chống mua bán người 2024? Khi nào có hiệu lực?
Đã có Luật phòng, chống mua bán người 2024? Khi nào có hiệu lực?
Luật Phòng, chống mua bán người 2024 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 15, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28/11/2024.
Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Lưu ý: Người được xác định là nạn nhân trước ngày 01/7/2025 và người dưới 18 tuổi đi cùng thì được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định của Luật Phòng chống mua bán người 2011.
Luật Phòng, chống mua bán người 2024 gồm 08 Chương, 63 Điều (tăng thêm 05 Điều so với Luật Phòng chống mua bán người 2011).
Căn cứ theo Điều 1 Luật Phòng chống mua bán người 2024 quy định phạm vi điều chỉnh về phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Đã có Luật phòng chống mua bán người 2024? Khi nào có hiệu lực? (Hình từ Internet)
12 hành vi bị nghiêm cấm về phòng chống mua bán người mới nhất?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về 12 hành vi bị nghiêm cấm về phòng chống mua bán người như sau:
(1) Mua bán người theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống mua bán người 2024.
(2) Thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.
(3) Cưỡng bức, môi giới hoặc xúi giục người khác thực hiện hành vi quy định tại (1) và (2).
(4) Đe dọa, trả thù nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ, người làm chứng, người tố giác, báo tin, tố cáo, khai báo hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 Luật Pphòng, chống mua bán người 2024.
(5) Dung túng, bao che, tiếp tay, cản trở, can thiệp, không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi mua bán người.
(6) Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện hành vi trái pháp luật.
(7) Cản trở việc giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
(8) Cản trở việc phát hiện, tố giác, báo tin, tố cáo, khai báo, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống mua bán người 2024.
(9) Xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
(10) Tiết lộ thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(11) Giả mạo là nạn nhân.
(12) Hành vi khác vi phạm quy định của Luật phòng, chống mua bán người 2024.
Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật phòng, chống mua bán người 2024 quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân như sau:
(1) Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân có quyền
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích của mình theo quy định của Luật phòng, chống mua bán người 2024 khi bị xâm hại, bị đe dọa xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người;
- Được thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các biện pháp phòng ngừa mua bán người;
- Được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định của Luật phòng, chống mua bán người 2024 hoặc từ chối nhận hỗ trợ;
- Được bảo vệ bí mật thông tin, dữ liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc và thông tin khác theo quy định của pháp luật;
- Được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân có nghĩa vụ
- Chấp hành đầy đủ yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ;
- Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc mua bán người;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống mua bán người có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
- Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
- Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT?